Chuyện Trần Thủ Độ lấy chị họ - Hoàng hậu Trần Thị Dung, con gái của Trần Lý làm vợ đã bị người đời sau cho là hành vi đê hèn và trái luân thường đạo lý.
Trần Thủ Độ (1194-1264) là vị thái sư có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử Đại Việt suốt nửa thế kỷ thay đổi triều đại từ Lý sang Trần. Ông theo bác mình là Trần Lý và anh họ Trần Tự Khánh giúp nhà Lý đánh dẹp loạn khắp nơi rồi được phong làm Điện tiền chỉ huy sứ.
Khi vua Lý Huệ Tông lâm bệnh lại không có con trai, Trần Thủ Độ đã để vua nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Sau đó ông bàn bạc với các triều thần để nữ hoàng đế nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Từ đó nhà Lý chấm dứt chuyển giao sang triều Trần.
Vị thái sư thẳng thắn, dám nhìn thẳng vào sự thật
Sau khi lập nên cơ nghiệp nhà Trần, khi bộ máy nhà nước còn non trẻ, Trần Thủ Độ là người quyết định trong việc củng cố vương triều. Ông đã làm mọi thứ, hi sinh lợi ích của gia đình dòng họ để đất nước ngày càng vững chắc và phát triển. Điển hình, ông sẵn sàng lắng nghe ý kiến của triều thân cũng như người dân, kể cả khi đó là những lời tố cáo mình. Ông xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, từng có kẻ căm tức Trần Thủ Độ liền vào gặp vua Trần Thái Tông tâu: “Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ thì quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”. Vua lập tức ra lệnh cho xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và kể hết những lời người ấy nói cho ông biết. Ông trả lời rằng: “Quả có đúng như những lời hắn nói thật” xong đem tiền lụa mà thưởng cho.
Có lần, Trần Thủ Độ đi duyệt định hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người được làm chức câu đương (chức quan nhỏ ở xã), Thủ Độ gật đầu rồi ghi rõ họ tên quê quán người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, liền hỏi tên nọ ở đâu, người đó mừng rỡ chạy đến.
Chân dung Trần Thủ Độ.
Đối diện với người xin xỏ, Trần Thủ Độ bảo: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác”. Người đó van xin mãi mới được tha. Từ đó, không ai dám đến xin ông vì việc riêng nữa.
Một lần khác, vua Trần Thái Tông muốn cho người anh của ông là An Quốc làm Tể tướng, Trần Thủ Độ tâu: “An Quốc là anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, còn nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm Tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra sao?”. Vua bèn thôi.
Những câu chuyện trên đủ cho thấy Trần Thủ Độ là người thẳng thắn, minh bạch, nhìn thẳng vào sự thật, đã làm gì thì chịu trách nhiệm, không chối, dù có làm chuyện tày đình như “lấn át quyền vua”.
Lấy chị họ làm vợ, bất chấp luân thường đạo lí
Chuyện Trần Thủ Độ lấy chị họ - Hoàng hậu Trần Thị Dung, con gái của Trần Lý làm vợ đã bị người đời sau cho là hành vi đê hèn và trái luân thường đạo lý. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thủ Độ coi việc đó là hết lòng trung, lo việc nước, nhưng có biết đâu thiên hạ đời sau chỉ mặt gọi là giặc giết vua, huống chi lại còn làm thói cho lợn.” Hàm ý rằng hành vi của ông như là cầm thú súc vật nhưng sự việc này lại có nguyên nhân sâu xa hơn nhiều.
Cụ thể, khi Trần Thủ Độ ở nhà bác mình là Trần Lý, từ thuở thiếu thời đã để ý đến Trần Thị Dung. Theo tập tục họ Trần lúc ấy thì anh chị em họ cách nhau 3 đời thì có thể được kết hôn. Hai người thề non hẹn biển mà hầu như không ai được biết.
Lăng mộ Trần Thủ Độ tại làng Ngừ, Thái Bình.
Sau này để tránh nạn Quách Bốc, thái tử Sảm (tức vua Lý Huệ Tông) phải nương nhờ Trần Lý, thấy Trần Thị Dung xinh đẹp liền lấy làm vợ. Sau đó thái tử lên ngôi vua phong vợ là nguyên phi rồi làm hoàng hậu.
Bấy giờ Trần Thủ Đô bị mất người mình yêu thì rất căm hận, tuy nhiên vẫn theo Trần Lý và Trần Tự Khánh đánh dẹp các loạn đảng, để mong có cơ hội được gần Trần Thị Dung.
Sau này, Trần Thủ Độ dù làm quan to lên đến Điện tiền chỉ huy sứ, nhưng khác với những người khác có năm thê bảy thiếp, ông vẫn một mình đơn chiếc, cả đời ông chỉ có một mối tình duy nhất với Trần Thị Dung. Khi nhà Trần lên thay nhà Lý, Trần Thủ Độ đã cưới Trần Thị Dung, bất chấp đạo lý luân thường.
Bên cạnh việc lấy chị họ làm vợ, Trần Thủ Độ còn có chủ trương người trong hoàng tộc chỉ lấy người trong dòng họ. Các sử gia lý giải rằng vì nhà Trần thông qua hôn nhân mà lấy được ngôi của nhà Lý, do đó để đảm bảo ngôi vị vững bền, Trần Thủ Độ đã yêu cầu người trong dòng họ kết hôn với nhau, tránh việc bị người khác cướp ngôi.
Ngoài ra có một nguyên nhân khác là Trần Thủ Độ lớn lên tại thảo nguyên Mông Cổ, nơi đó anh em con chú con bác, cô cậu hay con dì đều có thể lấy nhau; phụ nữ tái giá là việc bình thường và đương nhiên; các Khả hãn ở Mông Cổ có nhiều vợ, với ai có công lao với mình thì Khả hãn cũng có thể đem một số phi tần nhường lại cho họ.
Bởi vậy có thể lý giải được tại sao khi hoàng hậu không thể sinh con trai cho vua Trần Thái Tông thì Trần Thủ Độ đưa vợ của anh vua là Trần Liễu đang mang thai 3 tháng đến làm vợ vua.