Về những thú vui của các vua khi Tết đến thì sử sách không ghi cụ thể song ở mỗi triều đại, bậc thiên tử có cách “hưởng thụ” khác nhau.
Tết đến xuân về, người Việt thường nô nức váy áo đẹp đi chơi xuân. Và “văn hóa” ấy không phải hình thành mới đây mà từ rất xa xưa! Ngày đó, vua chúa cũng chờ đón Tết Nguyên đán chẳng kém chúng ta là mấy! Có điều, mỗi triều đại một thú chơi, cách đón Tết khác nhau.
Sử sách chép rằng, vào những dịp quan trọng của đất nước như tống cựu, năm mới... thiên tử thường làm việc ích nước lợi dân... như thời vua Lê Đại Hành vào Tết năm Đinh Hợi đã tổ chức “cày ruộng tịch điền ở núi Đọi, Bàn Hải”. Có vua lại đổi niên hiệu để khẳng định thời trị vì của mình như Tết Tân Mùi (1211), vua Lý Huệ Tông đổi niên hiệu thành Kiến Gia... Hoặc có vua nhân dịp Tết làm phả hệ nhà vua, phong vương tước, tổ chức thi cử...
Về những thú vui của các vua khi Tết đến thì sử sách không ghi cụ thể. Song ở mỗi triều đại, bậc thiên tử có cách “hưởng thụ” khác nhau.
Thời nhà Lê
Đại Việt sử ký toàn thư chép, dưới triều vua Lê Đại Hành, vào Tết năm Nhâm Thìn (992), vua đã “ngự điện Càn Nguyên xem đèn” tức thưởng thức lễ hội đèn hoa đăng ở Hoa Lư. Thú vui này không hề xa xỉ, thay vào đó rất tao nhã.
Thời nhà Lý
Tết Bính Ngọ (1126), vua Lý Nhân Tông đã mở hội đèn Quảng Chiếu 7 ngày đêm, tha người có tội giam ở phủ đô hộ, cấm nhân dân mùa xuân không được chặt cây. Bởi vậy người đời sau lưu truyền rằng từ thời nhà Lý đã bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường, cấm chặt cây cối.
Đến thời mua Lý Thần Tông, trong dịp Tết Nguyên đán đã ra lệnh mở vườn Diên Quang tại hương Lãnh Kinh để hoàng thân quốc thích được ngắn hoa thơm, cỏ lạ.
Nghi lễ đón Tết trong cung đình xưa.
Thời nhà Trần
Sau chiến thắng quân Mông Cổ xâm lược lần thứ I, vào năm Mậu Ngọ (1258), đúng Mùng 1 Tết, vua Trần Thái Tông đã thiết triều cho trăm quan vào châu, vỗ về dân chúng để yên nghiệp nước. Ngoài ra, vua còn định công ban thưởng cho các tướng lĩnh có công chống giặc ngoại xâm. Việc làm ấy đã củng cố lòng trung thành của quân dân với triệu đại nhà Trần.
Sang thời vua Trần Dụ Tông – vị hoàng đế ham hơi, hưởng lạc... nên dịp Tết cổ truyền là dịp để ông mặc sức ăn chơi với những ham thích của bản thân. Theo đó vào Tết Nhâm Dần (1362), vua truyền cho vương hầu, công chúa dâng trò chơi, trò nào hay nhất sẽ được ban thường. Thậm chí vì ham mê cờ bạc mà vua triệu tập các nhà giàu trong nước vào cung để đánh bạc lấy niềm vui. Có đợt vua đặt gần 300 quan tiền một ván...
Vào năm Mậu Ngọ (1258), đúng Mùng 1 Tết, vua Trần Thái Tông đã thiết triều cho trăm quan vào châu, vỗ về dân chúng để yên nghiệp nước. (Ảnh minh họa)
Thời Lê Sơ
Ở triều đại này đất nước hưng thịnh nên việc đón Tết cổ truyền của vua có phần mang tính biểu trưng cao. Như vua Lê Thái Tông nhân ngày Mùng 1 Tết sẽ cùng văn võ bá quan đến yết Thái miếu như cách ghi nhớ công ơn giành lại nước, sáng lập triều đại của tổ tiên. Đặc biệt vua còn không quên quan hệ ngoại giao hữu hào, đích thân gặp gỡ sứ thần nhà Minh. Sau đó vua về cung mặc áo trắng coi chầu, cho dàn nhạc nổi lên...
Thời nhà Nguyễn
Đây là triều đại có nhiều thú vui chơi trong dịp Tết Nguyên đán. Cụ thể, từ thời vua Đồng Khánh có lệ du xuân vào ngày Mùng 1 Tết. Buổi chiều vua ngồi kiệu vàng cùng đoàn ngự đạo hộ giá nhà vua với 2 con voi và 2 con ngựa đi đầu ra khỏi Đại Nội dạo quanh kinh thành, thăm thú dân tình rồi cho dân ngắm long nhan của vua. Sau này các đời vua nối tiếp cứ lệ này mà diễn.
Song đến vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến – vua Bảo Đại thì thú vui ngày Tết đã thay đổi hoàn toàn. Do tiếp xúc với văn hóa châu Âu, hưởng thụ nền giáo dục nước Pháp nên thú chơi xuân của vua rất khác. Sau khi làm lễ thiết triều, vua cùng hoàng hậu Nam Phương đến vấn an, chúc thọ bà Từ Cung. Đặc biệt vì yêu thích thể thao nên vua mê chơi môn quý tộc, cứ chiều Mùng 1 hoặc sáng Mùng 2 Tết là vua đánh golf ở vùng đồi núi Dạ Lê nhằm rèn luyện súc khỏe và giải trí.
Sau khi làm lễ thiết triều, vua cùng hoàng hậu Nam Phương đến vấn ăn, chúc thọ bà Từ Cung.
Cứ chiều Mùng 1 hoặc sáng Mùng 2 Tết là vua Bảo Đại đánh golf ở vùng đồi núi Dạ Lê nhằm rèn luyện súc khỏe và giải trí.
Có thể nói, Tết của vua chúa ngày xưa không hề xa xỉ, tốn kém như nhiều người nghĩ, thậm chí còn có phần giản đơn. Các vua thường có hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, hầu như không có chuyện ăn chơi quá đà.