Gia đình chị H. thuộc diện hộ nghèo, bố đã mất, mẹ già yếu và hiện tại chị phải làm nghề xe ôm để có tiền nuôi 2 con ăn học.
"Con tôi chết cũng không được nhắm mắt"
Việc chị Trương Thị H. (SN 1982) ở thôn Lương Tân, xã Yên Trung (Yên Phong, Bắc Ninh) làm nghề lái xe ôm bị kẻ thủ ác ra tay sát hại dã man để cướp tài sản khiến người dân nơi đây và nhất là người thân của chị bàng hoàng khi biết tin.
Bà Nguyễn Thị V. (mẹ chồng chị H.) từ khi biết tin không thiết ăn uống gì. Khi hỏi về con dâu, bà vừa khóc vừa nói: "Nó sát hại con tôi dã man quá, sao mà ác đến vậy, đến chết con tôi cũng không nhắm được mắt.
Bà V. đau đớn chia sẻ về con dâu.
Tuy vợ chồng nó (tức chị H - PV) xích mích, ly thân gần năm nay, nó bỏ về nhà ngoại nhưng thi thoảng vẫn gặp con. Tôi bảo với các cháu khuyên mẹ con về để nuôi con ăn học, H. cũng hứa ngày một, ngày hai nó về vậy mà giờ nó đi xa quá rồi. Mới đây, nó còn mua cho con cái xe đạp điện để đi học mà giờ đã…
Nó với chồng nó trục trặc chứ quan hệ với gia đình nhà chồng vẫn rất tốt. Tôi và con dâu rất yêu thương nhau nhưng giờ nó bỏ tôi đi rồi. Dù gì nó cũng là con dâu danh chính ngôn thuận nhà tôi, nên gia đình tôi đã xuống nhà ngoại xin được làm đám ma bên nhà chồng để các cháu được thờ cúng mẹ”.
Được biết, chị H. sinh ra trong gia đình có 3 anh chị em, chị H. là con cả, bố đã mất, mẹ già yếu, gia đình thuộc diện hộ nghèo. Khi đi lấy chồng, chị H. sinh được 2 người con trai, đứa lớn sinh năm 2000 đứa bé sinh năm 2004. Nghề xe ôm là thu nhập chính của chị H, để nuôi 2 con ăn học.
>> XEM CHI TIẾT: Tâm sự nghẹn ngào của mẹ chồng người phụ nữ chết bí ẩn ở Thái Nguyên
Sinh viên đội khăn tang bà chủ nhà trọ
Dù không phải anh em, họ hàng nhưng rất nhiều sinh viên đã xin được đội khăn tang trên đầu, hòa vào dòng người tiến vào bên trong nhìn bà chủ trọ tốt bụng lần cuối. Với họ, bác Nguyễn Thị Đỏ (68 tuổi, ở đường Láng, Đống Đa, Hà Nội) luôn là "người mẹ" thứ 2.
Theo chia sẻ của các bạn sinh viên đã thuê trọ ở nhà bác Đỏ lâu năm, dù biết bác Đỏ mắc bệnh nhưng sự ra đi của bác là quá đường đột. Trong ngày cử hành tang lễ bác, mọi người đều gác hết mọi việc đến tiễn biệt bác lần cuối.
“Giờ đây mọi thứ tự nhiên hiện hữu trong đầu tôi, chúng tôi nhớ những ký ức bác dặn dò mọi người, dạy bảo, nấu canh, cơm cho từng phòng trọ, rồi cả những lúc ngồi cùng nhau hát karaoke. Mọi thứ giản dị của bác sao mà thân thương thế. Cứ nghĩ lại nước mắt tôi lại ào ra”, bạn Huyền, sinh viên ở trọ xúc động chia sẻ.
Bác chủ xóm trọ tốt bụng.
Không chỉ những người ở nhà bác Đỏ lâu năm, mà nhiều bạn sinh viên dù mới đến nhà bác thuê trọ, chưa được tiếp xúc với bác nhiều, nhưng chỉ cần nghe câu chuyện về bác qua lời kể của những anh chị ở trọ lâu năm, họ cũng đã mến mộ và dành những tình cảm tốt đẹp nhất dành cho bác Đỏ.
>> XEM CHI TIẾT: Nhiều sinh viên xin được đội khăn tang vì luôn coi bà chủ nhà trọ là “người mẹ” thứ 2
Bão số 12 và mưa lũ đã làm 104 người chết, 19 người mất tích
Theo báo cáo, đến hết ngày 10/11, bão 12 và mưa lũ đã làm 104 người người chết, tăng 04 người so với báo cáo nhanh ngày 09/11 ( trong đó Quảng Trị 1 người; T.T.Huế 11 người; Quảng Nam19 người; Quảng Ngãi 6 người; Bình Định 17 người; Phú Yên 1 người; Khánh Hòa 44 người; Lâm Đồng 3 người; Kon Tum 1 người; Đắk Lắk 1 người) và 19 người mất tích.
Ảnh minh họa
Ngoài ra có 3.483 nhà sập đổ; 137.836 nhà tốc mái, hư hỏng; hàng chục nghìn hec ta rau màu, lúa bị ngập…
Hiện nay, tại Quảng Trị nước cơ bản đã rút hết, chỉ còn 04 hộ dân bị ngập từ 0,2-0,3m (xóm Càng, thôn Trung Đơn, xã Hải Thành) và một số tuyến đường giao thông ở vùng thấp trũng ở Hải Lăng vẫn còn bị ngập nhẹ do nước vẫn chưa thoát được.
Thừa Thiên Huế: Tại các vùng thấp trũng nước lũ vẫn chưa rút, toàn tỉnh còn khoảng 7.200 nhà vẫn đang bị ngập từ 0,1-0,3m.
>> XEM CHI TIẾT: 104 người chết, 19 người mất tích, Huế còn hơn 7.000 ngôi nhà bị ngập do bão lũ
Không giống bố mẹ, cô gái sống trong nghi ngờ bị nuôi nhầm
Trong tất cả những ca đã từng đến xét nghiệm tại Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền, bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc trung tâm nhớ nhất về trường hợp “nhầm con 43 năm tại nhà hộ sinh Ba Đình” gây xôn xao dư luận thời gian qua.
Bà Nga nhớ lại, vào tháng 3/2016, sau khi thông tin chị Tạ Thị Thu Trang bị trao nhầm cho bà Nguyễn Thị Mai Hạnh tại nhà hộ sinh Ba Đình (nay là nhà hộ sinh số 12 Lê Trực) được đăng tải trên báo chí thì đã có một người tên Đặng Thị Dần (quê Đông Anh, Hà Nội) đã gọi điện đến và nói rằng có thể chị là người con bị trao nhầm mà gia đình đang tìm kiếm.
Hiện chị Tạ Thị Thu Trang (trái) đã tìm được bố mẹ đẻ và bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (giữa) cũng đã tìm lại được con đẻ.
Lý do chị Dần nghĩ mình bị trao nhầm là vì chị sinh cùng ngày với chị Trang tại nhà hộ sinh Ba Đình. Đặc biệt, chị Trang lại trông giống hệt người em gái của chị và có nhiều nét giống cha của chị, trong khi chị lại không giống bất kỳ ai trong gia đình.
Chị Dần đã âm thầm đến Trung tâm ADN và xin xét nghiệm ADN với bà Hạnh, vì bà Hạnh từng phân tích ADN ở trung tâm nên dữ liệu của bà Hạnh trung tâm vẫn còn lưu - bà Nga giải thích.
“Dù đã hơn 1 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ ngày chị Dần đến trung tâm làm xét nghiệm ADN với bà Hạnh. Khi biết mình không phải là con của bà Hạnh chị đã khóc rất nhiều. Chị hoang mang, lo lắng đến thân phận không cha, không mẹ của mình.
>> XEM CHI TIẾT: Cuộc xét nghiệm ADN đặc biệt của cô gái là con ruột nhưng ngoại hình quá khác xa bố mẹ