"Viện trưởng về hưu cả trăm người khóc", ấn tượng đặc biệt qua lời kể của đồng nghiệp, bệnh nhân

Ngày 03/10/2017 15:22 PM (GMT+7)

Trong lòng những người từng có dịp tiếp xúc với vị Giáo sư, Viện trưởng Nguyễn Anh Trí là người tài năng và có tấm lòng bao dung.

Bài học cuối cùng GS Trí nói nhiều về chữ tâm

Những bức ảnh ghi lại cảnh hành trăm người xếp hàng chia tay GS Nguyễn Anh Trí về hưu trong nước mắt đã lan tỏa và lay động bao người.  Ngày 3/10, có mặt tại viện, câu chuyện về người bác sĩ đặc biệt này vẫn còn được các đồng nghiệp, học trò và bệnh nhân chia sẻ, nhắc tới từ hành lang cho đến phòng bệnh.

amp;#34;Viện trưởng về hưu cả trăm người khócamp;#34;, ấn tượng đặc biệt qua lời kể của đồng nghiệp, bệnh nhân - 1

Bài giảng cuối cùng trước khi về hưu GS Trí nói nhiều về chữ TÂM và ĐẠO ĐỨC của người bác sĩ

Là một người đã gắn bó với với GS Nguyễn Anh Trí 19 năm, BS Võ Thị Thanh Bình (Trưởng khoa Ghép tế bào gốc) bày tỏ: “Đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy hụt hẫng khi GS Trí về hưu.

Trong quá trình làm việc, tôi bị GS Trí mắng nhiều lần lắm. Lúc đầu tôi cũng tự ái, nhưng sau đó ngẫm ra mới hiểu những lần mắng đó là những lần làm cho mình tiến bộ hơn".

amp;#34;Viện trưởng về hưu cả trăm người khócamp;#34;, ấn tượng đặc biệt qua lời kể của đồng nghiệp, bệnh nhân - 2

BS Võ Thị Thanh Bình chia sẻ cảm xúc về GS Nguyễn Anh Trí

Theo chia sẻ của BS Bình, gần đây nhất chị được GS Trí lên lớp giảng bài (trước khi về hưu), ngoài những kiến thức về y khoa như những lần trước, GS Trí còn giảng những kiến thức mà chẳng sách vở nào có.

“Buổi học hôm đó, GS Trí gặp riêng các bác sĩ nội trú ở viện. Ngoài những kiến thức y học, GS Trí còn nhắn nhủ rất nhiều tới chúng tôi về chữ TÂM và ĐẠO ĐỨC.

Tôi còn nhớ mãi câu nói của giáo sư: "Là người bác sĩ, bên cạnh việc cứu người thì tình cảm, tấm lòng của bác sĩ với người bệnh là vô cùng quan trọng. Tình cảm, tấm lòng đó phải xuất phát từ chính cái TÂM".

Không có may mắn được tham dự lớp học của GS Trí như BS Bình, nhưng chị Bùi Bích Ngọc (cán bộ Khoa Dinh dưỡng) lại là người may mắn được ôm GS Trí trong ngày chia tay, với những cảm xúc vô cùng đặc biệt.

amp;#34;Viện trưởng về hưu cả trăm người khócamp;#34;, ấn tượng đặc biệt qua lời kể của đồng nghiệp, bệnh nhân - 3

Chị Ngọc khóc trong ngày chia tay GS Nguyễn Anh Trí (2/10)

amp;#34;Viện trưởng về hưu cả trăm người khócamp;#34;, ấn tượng đặc biệt qua lời kể của đồng nghiệp, bệnh nhân - 4

Hôm nay, chị Ngọc nhớ lại những kỷ niệm với GS Nguyễn Anh Trí và chị lại khóc

“Hôm đó, khi chú Trí đến chỗ tôi, cảm xúc của tôi lúc đó như một người con sắp phải xa bố vậy. Tôi ôm chầm lấy chú ấy và khóc nức nở như một đứa trẻ”, chị Ngọc nhớ lại.

Được biết, đó không phải là lần đầu tiên chị Ngọc rơi nước mắt vì những cảm xúc khi biết người “thuyền trưởng” về hưu.

“Hôm chú Trí đến khoa để chào các nhân viên, chúng tôi xếp hàng chờ sẵn. Nhìn thấy chú đi đến cầu thang, không chỉ riêng tôi mà các anh chị trong khoa đều khóc.

Video chị Ngọc xúc động chia sẻ cảm xúc khi GS Nguyễn Anh Trí về hưu

Hay như hôm cuối tuần trước, nhân viên khoa tôi đưa cơm lên phòng chú, khi cô bé ấy báo xuống rằng: Đồ đạc của chú đã đóng gói hết rồi. Nghe thấy vậy, tôi đã khóc vì biết rằng mình sắp xa một người cha, một người lãnh đạo vô cùng kính yêu”, chị Ngọc nói.

Mong GS Trí công tác thêm 5-10 năm nữa

Không chỉ có các nhân viên y tế, đối với người bệnh, họ luôn mong muốn GS Trí công tác thêm 5-10 năm nữa.

“Tôi được GS Trí khám hai lần, và nhiều lần được viện trưởng đến hỏi thăm trực tiếp. Dù mắt tôi không nhìn thấy ông ấy, nhưng nghe giọng nói và qua cái cầm tay tôi cảm nhận được sự ấm áp và tin tưởng vô cùng”, bác Uyên (đang điều trị khoa Ghép tế bào gốc) chia sẻ.

amp;#34;Viện trưởng về hưu cả trăm người khócamp;#34;, ấn tượng đặc biệt qua lời kể của đồng nghiệp, bệnh nhân - 5

Bác Uyên cảm nhận được hơi ấm sau những cái bắt tay của GS Trí

Còn cô Bùi Thị Thuyết (52 tuổi, ờ Hòa Bình) người có vinh dự được chia tay GS Nguyễn Anh Trí ngày 2/10, nghẹn ngào nói: “Tôi chỉ mong viện trưởng ở lại thêm 5-10 năm nữa để chúng tôi được nhờ.

Vẫn biết rằng, các bác sĩ khác cũng rất giỏi nhưng không hiểu sao tôi luôn có niềm tin mãnh liệt đối với GS Trí”.

amp;#34;Viện trưởng về hưu cả trăm người khócamp;#34;, ấn tượng đặc biệt qua lời kể của đồng nghiệp, bệnh nhân - 6

amp;#34;Viện trưởng về hưu cả trăm người khócamp;#34;, ấn tượng đặc biệt qua lời kể của đồng nghiệp, bệnh nhân - 7

Cô Thuyết nhớ lại khoảnh khắc chia tay với GS Trí

Còn cháu Lý Kim Ánh (13 tuổi, đang điều trị tại khoa Tan máu bẩm sinh) chia sẻ: “Cháu rất buồn khi bác về hưu, cháu cảm ơn bác đã dành hết tâm huyết để chữa trị cho chúng cháu. Cháu chúc bác sau khi về hưu sẽ tiếp tục nghiên cứu để những người bệnh như chúng cháu không phải chết”.

Là một người “anh cả” đi đầu trong phong trào vận động và hiến máu nhân đạo, nên đối với những tình nguyện viên vận động hiến máu, GS Trí là một tấm gương để các thế hệ noi theo.

“Hy vọng về hưu rồi, GS Trí vẫn luôn là người cầm ngọn đuốc soi đường cho phong trào vận động hiến máu nhân đạo tiếp tục phát triển. Để những giọt máu được sẻ chia đến những người bệnh kém may mắn”, bà Hòa chia sẻ.

amp;#34;Viện trưởng về hưu cả trăm người khócamp;#34;, ấn tượng đặc biệt qua lời kể của đồng nghiệp, bệnh nhân - 8

Trước những tình cảm mà các bác sĩ, người bệnh dành cho mình, GS Nguyễn Anh Trí xúc động chia sẻ: “Tôi yêu tập thể này! Họ là những đồng nghiệp, là đồng chí, là học trò, là nhân viên... và họ cũng là những người tôi rất đỗi thân thương và yêu quý!

Bệnh nhân nữa, những người đã đưa lại cho tôi nỗi đam mê trong công việc, những thành công, thành tựu trong cuộc đời tôi - đứng chờ tôi để được bắt tay, để nói lời cảm ơn và còn để ôm tôi mà khóc!

Tôi thương họ lắm! Và tôi đã nói: Được cứu chữa cho bà con, được phục vụ cho nhân dân là niềm vui và hạnh phúc vô bờ bến của tôi!”.

>> Xem theo: Cuộc chia tay hiếm có: Hàng trăm người xếp hàng trong nước mắt chia tay vị viện trưởng về hưu

Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động