Vợ chồng miền Tây nhịn ăn cưu mang hàng trăm thú cưng, lo cơm ngày 3 bữa, cứ lương về là đi giải cứu động vật

Tấn Phước - Ngày 03/11/2024 15:05 PM (GMT+7)

Gần 10 năm qua, hai vợ chồng ở miền Tây đã miệt mài cưu mang những chú chó, mèo hoang từ "cửa tử" trở về, đến nay số lượng đã lên tới 400 con.

Trước đây, từng có xưởng may tại TP.HCM nhưng do tình hình kinh tế khó khăn, gia đình cô Hà phải gác lại công việc, quyết định về Long An sinh sống. Từ năm 2015, cô Hà và chồng bắt đầu cưu mang những chú mèo, chú chó không may bị thất lạc, lang thang trên đường. 

Không chỉ thú cưng mà các loài gia cầm như gà, heo, bò cũng được gia đình cô Hà chăm sóc cẩn thận và xem như những thành viên trong gia đình. “Ban đầu, tôi nhặt 3 chú mèo về nuôi, nhìn thấy cách chúng quấn quýt, tương tác với mình nên thấy động lòng thương” - cô Hà tâm sự về cơ duyên cưu mang động vật của gia đình. 

Theo cô Hà thống kê trang trại của cô đang nuôi hơn 200 chú chó, gần 100 chú mèo, 6 con dê, 10 con heo, 1 bầy gà, bồ câu và 1 chú bò được người quen tại Hoà Bình nhờ cưu mang, giúp đỡ.

Theo cô Hà thống kê trang trại của cô đang nuôi hơn 200 chú chó, gần 100 chú mèo, 6 con dê, 10 con heo, 1 bầy gà, bồ câu và 1 chú bò được người quen tại Hoà Bình nhờ cưu mang, giúp đỡ.

Ban đầu, chú Phú - chồng cô Hà không ủng hộ việc làm của vợ vì nghĩ rằng không đủ kinh phí và điều kiện để săn sóc chúng. Song, khi nhìn thấy những chú mèo, chú chó cứ quấn quýt không rời thì chú lại thay đổi suy nghĩ, quyết định đồng hành cùng vợ trên hành trình đầy ý nghĩa này.

Các con vật trong trang trại mà vợ chồng cô Hà nhận nuôi đa phần là mèo hoang, chó hoang hoặc được cô chú mua từ các địa điểm kinh doanh gia súc, gia cầm. “Có khi đang đi trên đường mà tình cờ nhìn thấy những cuộc giao dịch giữa kẻ buôn bán động vật, tôi và vợ chạy đến xin hoặc dùng tiền túi để chuộc về nhà chăm sóc" - chú Phú tâm sự. 

Mỗi ngày, khi trời vừa sáng, hai vợ chồng lật đật thức dậy, vệ sinh chuồng trại để các “cục cưng" sạch sẽ, không bị nhiễm bệnh. Sau đó, chú Phú, cô Hà thay phiên chăm sóc, lo từng bữa cơm, giấc ngủ cho các thành viên trong trang trại. Theo ước tính, mỗi tháng đôi vợ chồng tốn khoảng 35 triệu đồng để trả chi phí thuê địa điểm, mua thức ăn và kinh phí thuốc men cho các loài động vật tại đây.

Tự ý thức được việc nuôi số lượng lớn động vật sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn, cô Hà cùng chồng chọn mảnh đất cách xa khu dân cư, sinh hoạt có phần hạn chế nhưng cả hai vẫn chấp nhận để làm điều mình yêu thích.

Tự ý thức được việc nuôi số lượng lớn động vật sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn, cô Hà cùng chồng chọn mảnh đất cách xa khu dân cư, sinh hoạt có phần hạn chế nhưng cả hai vẫn chấp nhận để làm điều mình yêu thích. 

Năm 2022 - thời điểm khó khăn nhất về kinh tế, hai vợ chồng từng có ý định bỏ cuộc trên hành trình cưu mang động vật. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười với gia đình nhỏ khi bản thân cô Hà có công việc ổn định nhờ việc bán hàng online, chồng cô cũng tìm được việc làm phù hợp để cải thiện cuộc sống, đủ kinh phí duy trì hoạt động của trang trại.

“Bản thân mình có thể đói chứ không bao giờ để tụi nó thiếu ăn. Có khi trong nhà hết gạo, tôi chỉ chừa đúng 1 chén gạo để nấu cơm cho hai vợ chồng cùng ăn. Còn tất cả số còn lại đều dành cho những đứa con thân thương này" - cô Hà nghẹn ngào tâm sự. Tuy cuộc sống thiếu trước hụt sau nhưng đối với gia đình cô Hà, chỉ cần nhìn thấy các con ăn uống, vui chơi khoẻ mạnh thì mọi khó khăn, muộn phiền đều tan biến. 

Từng bị nhận lời phán xét là “làm chuyện bao đồng” nhưng hai vợ chồng quyết định bỏ ngoài tai những lời gièm pha, tập trung cho công việc cứu hộ xuất phát từ tình yêu thương động vật của mình. “Thật sự nghe những lời bàn tán, trong lòng cũng buồn đôi chút nhưng nhìn tụi nhỏ được bình yên, ăn cơm một ngày đủ 3 bữa, được chơi đùa, chăm sóc yêu thương vậy là đủ” - chú Phú chia sẻ. 

“Có thời điểm chồng tôi vừa lãnh lương, đang trên đường chạy về nhà thì thấy những chú chó bị người ta xích lại, chuẩn bị đưa vào lò mổ. Thấy vậy, anh lập tức dùng tiền để chuộc, đưa chúng về đây - cô Hà nhớ lại.

“Có thời điểm chồng tôi vừa lãnh lương, đang trên đường chạy về nhà thì thấy những chú chó bị người ta xích lại, chuẩn bị đưa vào lò mổ. Thấy vậy, anh lập tức dùng tiền để chuộc, đưa chúng về đây" - cô Hà nhớ lại. 

Hiện tại, gia đình cô Hà có ba người con. Trong đó con gái lớn đã tự lập, mỗi tháng đều hỗ trợ kinh phí cho ba mẹ theo đuổi đam mê cứu hộ động vật. Còn hai người con còn lại được bà nội chăm sóc ở quê nhà và tiếp tục con đường học vấn. Cô Hà chia sẻ may mắn khi cả gia đình đều thấu hiểu, cảm thông nên trang trại đã duy trì đến nay đã được 9 năm. 

Sắp tới, cả gia đình di chuyển đến tỉnh Bình Dương để tiện cho công việc cá nhân, nơi đây cô chú cũng thuê được một mảnh đất có diện tích rộng sẽ phù hợp với số lượng thú cưng, động vật mà đôi vợ chồng đang cưu mang. 

Chồng cô Hà cho biết dù phải đối diện nhiều khó khăn nhưng tương lai vẫn sẽ cố gắng cứu hộ động vật tuỳ theo sức lực của gia đình.

Chồng cô Hà cho biết dù phải đối diện nhiều khó khăn nhưng tương lai vẫn sẽ cố gắng cứu hộ động vật tuỳ theo sức lực của gia đình.

Việc làm của chú Phú, cô Hà nhận được nhiều lời tán dương, khen ngợi. Tuy vẫn còn có những khó khăn luôn hiện hữu từng ngày, song đôi vợ chồng vẫn kiên quyết thực hiện công việc cứu hộ động vật, chỉ cần có còn sức khoẻ và đủ điều kiện về kinh tế thì sẽ duy trì trang trại để những chú mèo, chú chó hay các loài động vật khác có nơi nương tựa.

Nguồn: Độc lạ Bình Dương.

Bà ngoại U60 ở Sài Gòn chấp nhận ngủ ngoài đường, bỏ tiền túi cưu mang đàn chó hoang đủ cơm ngày 3 bữa
Mặc dù không dư dả về kinh tế nhưng ngoại Út vẫn sẵn sàng cưu mang đàn chó hoang, bỏ tiền mua thức ăn, chăm sóc chúng như "con cháu" trong nhà.

Sài Gòn tử tế

Theo Tấn Phước
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Độc lạ Việt Nam