Xuất hiện người nhiễm virus chết người - MERS

Ngày 03/10/2014 13:43 PM (GMT+7)

Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) Cục Y tế dự phòng nhận được thông tin từ WHO thông báo về trường hợp nhiễm MERS-CoV đầu tiên được ghi nhận tại Áo.

Bệnh nhận nữ 29 tuổi, công dân Ả rập Saudi (SAU), tới Viên- Áo vào ngày 22/9 trên chuyến bay  số QR 183 của hãng Qatar Airways từ Doha, Qatar. Cô này đã đi Riyadh-Ả rập Saudia từ Affif bằng ô tô, bệnh nhân chờ khoảng 3,5h trước khi đáp máy bay tới Doha-Qutar vào ngày 22/9/2014.

Xuất hiện người nhiễm virus chết người - MERS - 1

Tác nhân gây bệnh MERS-CoV thuộc nhóm corona virus, cùng họ với virus SARS.

Khai thác tiền sử cho thấy, bệnh nhân đã xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp trên trước đó (ngày17/9/2014) và có sốt cao trước khi tới Áo một tuần. Các triệu chứng đã giảm trước khi tới SAU mà không phải điều trị gì.

Ngày 24/9/2014, bệnh nhân tìm một bác sỹ đa khoa để khám và được dùng kháng sinh tại Áo. Ngày 26/9/2014, bệnh nhân được chuyển tới một bệnh viện tư nhân.

Ngày 29/9/2014, bệnh phẩm huyết thanh, nước tiểu và đường hô hấp dưới được lấy để xét nghiệm và sau đó cho kết quả dương tính với MERS-CoV vào ngày 30/9/2014.

Hiện tại bệnh nhân đang được điều trị tích cực, có viêm phổi nhưng trong tình trạng ổn định. Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút.

Bệnh nhân không có tiền sử tiếp xúc với lạc đà cũng như các sản phẩm liên quan tới lạc đà và người nhiễm MERS-CoV trước đó.

Trước đó ngày 30/9/2014, Cơ quan đầu mối IHR của Ả rập Saudi thông báo nước này đã ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới MERS-CoV trong đó có 1 trường hợp tử vong. Như vậy tính đến nay, thế giới đã ghi nhận 853 trường hợp mắc MERS-CoV bao gồm ít nhất 301 trường hợp tử vong.

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, tác nhân gây bệnh MERS-CoV thuộc nhóm corona virus, cùng họ với virus SARS. Tuy không lây lan nhanh như SARS nhưng bệnh nguy hiểm không kém. Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38 độ C, ho, khó thở, tổn thương nhu mô phổi…

Tuy vậy, vẫn có tới gần 30% ca bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên rất khó chẩn đoán, cách ly sớm. Đến khi suy hô hấp nặng thì bệnh lại diễn tiến rất nhanh, gây suy đa phủ tạng và dễ tử vong. Trong khi đó, trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị và vắc-xin dự phòng MERS-CoV.

Tại Việt Nam, hiện chưa có báo cáo chính thức về số lượng người đến và đi từ các nước Trung Đông. Dù vậy, du khách đến Việt Nam lao động, học tập và du lịch từ các nước này không nhỏ và nhiều người Việt cũng từ các nước Trung Đông trở về nên MERS-CoV có thể vào nước ta bất cứ lúc nào.

Theo Diệu Thu (Khám phá)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hội chứng hô hấp Trung Đông MERS