Những cô gái buộc phải kết hôn sớm có nguy cơ tử vong cao hơn khi sinh con và bị chấn thương nặng nề về tâm lí.
Theo thống kê của UNICEF, hiện nay, cứ 3 người phụ nữ kết hôn thì có 1 người dưới tuổi 15. Trên thế giới có hơn 700 triệu phụ nữ đã kết hôn trước 18 tuổi. Riêng Ấn Độ chiếm 1/3 trong tổng số này.
Nạn tảo hôn, cướp các cô gái về làm vợ, chấm dứt quyền được đi học của họ, buộc những cô gái còn quá trẻ phải đối mặt với những vấn đề nguy hiểm như chết khi sinh nở hay các biến chứng nghiêm trọng khác. Các cô gái buộc phải kết hôn khi còn quá trẻ cũng rất dễ bị lạm dụng tình dục và bạo lực gia đình.
Nhiếp ảnh gia Stephanie Sinclair đã dành hơn một thập kỉ của cuộc đời mình để chụp lại những gương mặt, ghi lại những giọng nói đáng thương của các cô dâu nhí. Hơn 13 năm qua, công việc này đã đưa cô đến nhiều nơi khác nhau như Ấn Độ, Afghanistan, Guatemala, Yeman, Nepal và Ethiopia. Mục tiêu của Stephanie Sinclair là nâng cao nhận thức của mọi người về hôn nhân nhân thông qua những bức ảnh của mình.
"Tôi bắt đầu dự án này từ năm 2003. Trước đây tôi là một nhiếp ảnh gia chiến tranh và tôi đã phát hiện ra vấn đề về nạn tảo hôn trong khi tôi đang làm việc tại Afghanistan. Hầu hết mọi người đều nghĩ nạn tảo hôn chỉ xảy ra ở thế hệ trước, khi người ta còn lạc hậu và không được tiếp cận với giáo dục. Mọi người nghĩ chuyện này không còn xảy ra ở hiện tại nữa. Nhưng thực tế, có rất nhiều bé gái buộc phải kết hôn khi mới lên 9, 10, 11 tuổi. Nhiều người trong số họ còn chưa tới tuổi dậy thì. Khi tôi làm việc tại Afghanistan tôi đã biết đến nhiều câu chuyện các cô gái dã cố gắng tự thiêu, tự tử. Gặp các cô gái may mắn còn sống sót tại bệnh viện, trò chuyện cùng họ tôi mới biết họ là nạn nhân của những cuộc tảo hôn.
Sau đó tôi nhận ra rằng đây là một vấn đề xảy ra trên toàn thế giới và có rất nhiều người phải sống chung với nó. Nhưng lúc đấy tôi không có bằng chứng trực quan cho điều đó. Vì mục tiêu này, tôi quyết định chụp ảnh tại Afghanistan và sau đó đi tới 10 quốc gia khác nhau. Tôi nhận thấy nạn tảo hôn xảy ra nhiều nhất ở các quốc gia đang phát triển, nhưng thực tế ở Mỹ và các nước Châu Âu cũng có, mặc dù không phải quá nhiều nhưng nó vẫn tồn tại” - Stephanie Sinclair chia sẻ.
Tehani (cô gái mặc váy màu hồng) nhớ lại những ngày đầu hôn nhân khi cô mới lên 6 tuổi và người chồng Majed, 25 tuổi: "Bất cứ khi nào tôi nhìn thấy anh ấy là tôi trốn. Tôi ghét phải nhìn thấy anh ấy". Trong ảnh còn có bạn cùng lớp cũ Ghada của Tehani. Hiện tại cô cũng đang là vợ dù tuổi đời còn quá trẻ. Bức ảnh được chụp tại Hajjah, Yemen.
Chúng tôi đang cố gắng để nâng cao nhận thức về vấn đề này. Một cô gái lập gia đình khi còn quá trẻ sẽ phải đối diện với những hậu quả đáng buồn. Một trong những thiệt thòi của họ là phải bỏ dở việc học để kết hôn, họ không biết chữ, vì thế họ thiếu sức mạnh. Nếu bị chồng đánh đập, ly hôn họ cũng không thể đọc được tờ đơn ly hôn để bảo vệ và nhờ người hỗ trợ cho mình.
Ngoài ra, sức khỏe hôn nhân là một trong những vấn đề lớn nhất mà các cô dâu nhí phải đối diện. Những cô gái trẻ có nguy cơ tử vong khi sinh con cao gấp 2 lần so với phụ nữ trưởng thành. Đứa trẻ trong bụng mẹ cũng có nguy cơ bị sinh non do hông của các cô gái không đủ rộng.
Những cô dâu nhí còn bị chấn thương về mặt tình cảm bởi hầu hết họ bị buộc phải quan hệ tình dục khi chưa thực sự sẵn sàng. Đó là một vấn đề lớn.
Một cô gái trẻ đang gieo hạt trong mùa mưa ở Bahir Dar, Ethiopia vào ngày 13 tháng 8, năm 2012. Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, UNFPA, 37% phụ nữ trẻ ở châu Phi cận sa mạc Sahara kết hôn trước khi quay 18. Trong năm 2010, đã có 13,1 triệu trẻ em gái kết hôn trước 18 tuổi ở tiểu vùng Sahara châu Phi, và con số này dự kiến sẽ tăng lên 15 triệu vào năm 2030.
Hầu hết nạn tảo hôn xảy ra ở những khu vực, những nước đói nghèo. Nhưng còn có một lí do khác khiến người dân những nước này tiếp tục bắt con em họ lấy chồng sớm đó là vì họ lo ngại cho tương lai của con gái mình. Họ cảm thấy bất an khi con gái họ vào tuổi trưởng thành, có kinh nguyệt. Họ sợ khi con gái một mình đi bộ tới trường, bị tấn công, bị mất trinh và mang thai khi chưa có chồng. Đấy sẽ làm một thảm họa.
Thực tế ở các nước này, những cô gái phải đi bộ ba hoặc bốn dặm để tới trường mỗi ngày. Khi con gái bắt đầu bước vào giai đoạn có kinh, nhiều gia đình không cho phép con mình tới trường. Họ sợ con mình bị lạm dụng không chỉ bởi những người đàn ông mà còn bởi chính những giáo viên nam. Và điều đó thực sự trở thành một vòng luẩn quẩn. Các cô gái trẻ không thể đến trường, không thể hoàn thành chương trình học và vì thế họ thiếu kiến thức, họ cũng không thể trở thành những giáo viên – người mà cộng động cần.
Ở các nước đói nghèo, vấn đề lớn nhất là các cô gái không được nhìn nhận, đánh giá ở bất cứ khía cạnh nào ngoại trừ những yếu tố như khả năng sinh sản, khả năng tình dục và khả năng lao động của họ. Những thứ thuộc về trí tuệ, tâm hồn là điều không bao giờ được xét đến.
Trẻ em gái ngồi bên trong một ngôi nhà ở Al Hudaydah, Yemen. Các nhóm nhân quyền của phụ nữ Yemen thừa nhận rằng tảo hôn đang lan tràn trong xã hội Yemen.
Hầu hết tất cả các bậc cha mẹ đều không muốn làm tổn thương con cái của họ. Nhưng chính vì điều đó mà họ ép con mình kết hôn sớm với lí do bảo vệ con mình.
Ở các nước Hồi Giáo, các cô gái luôn được yêu cầu mặc kín mít, che phủ cả người và chỉ hở đôi mắt. Họ coi đây là một cách để bảo vệ con gái của mình. Có hai lí do để đôi bên gia đình đồng tình với việc kết hôn khi cô dâu còn quá nhỏ.
Thứ nhất, bên gia đình cô dâu lo sợ rằng, trong những thời điểm nguy hiểm, bất lợi như nghèo đói, chiến tranh, thảm họa thiên tai tự nhiên họ sẽ không thể bảo vệ được con gái mình. Con gái sẽ trở thành một gánh nặng mà họ phải lo lắng. Do đó, họ sẽ để con gái mình đến với một gia đình khác. Ngoài ra, việc con gái kết hôn sẽ mang lại cho gia đình một nguồn thu nhập từ của hồi môn.
Còn với nhà trai, họ cho rằng cưới một cô vợ còn nhỏ về là cách để giữ gìn thể diện, danh dự gia đình. Họ lo sợ những cô gái đang tuổi trưởng thành, đến trường và có thể cô ta sẽ mất đi trinh tiết. Nếu vậy sau này gia đình họ sẽ bị mất danh dự do con dâu không còn trong trắng.
Chính vì những lí do này mà nạn tảo hôn ở các nước nghèo được nhìn nhận như một cách bảo vệ các cô gái.
Rajni 5 tuổi bị đánh thức lúc 4 giờ sáng bởi người chú của mình để đi tới một hôn lễ bí mật dành cho bé. Cả Rajni và chị em của bé đều bị ép phải kết hôn sớm, Radha, 15 tuổi và Gora, 13 tuổi, đã kết hôn với những anh em trẻ vào ngày thánh Hindu của Akshaya Tritiya ở Bắc Ấn Độ.
"Tôi gặp Aracely năm 2014. Tôi đã dành thời gian làm việc rất nhiều ở những khu vực được cho rằng nạn tảo hôn là rất phổ biến. Nhưng khi ở châu Mỹ Latinh điều này cũng xảy ra đã khiến tôi rất ngạc nhiên. Và câu chuyện của cô gái Aracely ở Guatemala là một chuyện như vậy" - Stephanie Sinclair chia sẻ.
Aracely gặp chồng mình năm cô 11 tuổi còn chồng 30 tuổi. Người đàn ông nhiều tuổi này đã dụ dỗ cô bé, gạ gẫm cô kết hôn cùng với anh ta và nói rằng gia đình cô đã đồng ý. Vậy là họ quyết định cưới.
Aracely đã có thai rất sớm sau khi cưới và hạ sinh đứa con trai ở tuổi 12. Ngay sau khi Aracely sinh con, chồng cô đã bỏ rơi hai mẹ con và giờ cô ấy là một người mẹ đơn thân. Tệ hại hơn nữa là cô không biết chữ. Thật đau lòng. Và giờ, Aracely đang phải đối diện với một cuộc chiến khó khăn cho phần đời còn lại của mình. Khi được hỏi về mong muốn dành cho con trai mình, Aracely đã trả lời rằng: “Nó sẽ là người chăm sóc cho tôi”.
Bây giờ, Aracely đang phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống. Cô bị hạ thấp lòng tự trọng, danh dự, cô ấy sẽ càng dễ bị bạo lực gia đình hơn. Ai sẽ là người kết hôn với cô gái trẻ đang phải chăm sóc một đứa trẻ như Aracely?
Aracely, 15 tuổi đang ôm con trai mình. Cô là một trong một nửa triệu trẻ em gái Guatemala kết hôn và sinh con khi chưa 15 tuổi. Theo một cuộc khảo sát năm 2012 Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, 30% phụ nữ tuổi từ 20-24 Guatemala đã kết hôn được 18, và con số này có thể còn cao hơn ở khu vực nông thôn.
Khoảnh khắc hồn nhiên say trong điệu múa của ôc gái trẻ ở làng an toàn Kenya
Eunice, 13 tuổi đang tết tóc cho bạn mình. Các cô gái ở nơi đây phải chịu những tổn thương nặng nề khi buộc phải cắt âm vật và kết hôn trong thời gian nghỉ hè.