Tổng quan về bệnh
Viêm gan C là một bệnh gây viêm và nhiễm trùng gan. Tình trạng này phát triển sau khi bạn bị nhiễm siêu vi viêm gan C (HCV). Người bệnh có thể bị viêm gan C cấp tính hoặc mãn tính. Được biết, viêm gan C mãn tính là giai đoạn sau của viêm gan C cấp tính, xảy ra ở khoảng 85% bệnh nhân không thể đào thải virus ra khỏi cơ thể.
Viêm gan C rất dễ lây lan và được coi là nghiêm trọng nhất trong tất cả các viêm gan siêu vi. Căn bệnh này có thể gây xơ gan và dẫn đến ung thư gan và các bệnh về gan nguy hiểm khác đe dọa tính mạng của nhiều người. Hiện nay vẫn chưa có vacxin chủng ngừa viêm gan C.
Triệu chứng thường gặp
Loại virus gây bệnh này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ trải qua quá trình ủ bệnh rất dài từ 7 cho đến 8 tuần rồi sau đó mới tiến hành quá trình tấn công làm bệnh khởi phát.
Nếu là bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính ít có biểu hiện cụ thể để người bệnh có thể nhận biết ra nguy cơ của mình nên thường nhầm lẫn với các căn bệnh cảm cúm thông thường. Một số triệu chứng viêm gan C hay gặp:
- Đau nhức cơ, cơ thể mệt mỏi,
- Ăn không ngon miệng, chán ăn, sụt cân
- Buồn nôn
- Đau đầu, sốt cao,
- Hệ tiêu hóa bị rối loạn, nước tiểu vàng đậm, phân bạc màu.
- Vàng da, vàng mắt
Các biểu hiện này thường không trầm trọng nên người bệnh ít lưu tâm.
Một số bệnh nhân bị bệnh ở mức cấp tính này có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Còn một số bệnh nhân khác sẽ phát triển thành bệnh viêm gan C mãn tính. Điều nguy hiểm nhất của căn bệnh này là ngay sau khi chuyển sang giai đoạn mãn tính rồi mà vẫn không có các biểu hiện đặc trưng để người bệnh nhân dạng vì thế rất khó phát hiện. Đến khi bệnh tiến sang mức độ nguy hiểm cuối cùng là ung thư gan, xơ gan mới thấy rõ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra căn bệnh quái ác này là do một loại virus RNA dạng mạch đơn có tên là HCV xâm nhập trực tiếp vào cơ thể rồi tấn công lên gan. Các nguyên nhân chính:
Bệnh lây qua đường máu: Nếu bạn nhận máu từ người bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao hoặc dùng chung bơm kim tiêm không được vệ sinh an toàn
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
Bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con: nếu mẹ mắc bệnh viêm gan C thì đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Tuy nhiên, việc lây nhiễm qua đường máu vẫn đang được đánh giá là cao nhất
Các giai đoạn
Virus viêm gan C ảnh hưởng đến mọi người theo nhiều cách khác nhau và có một số giai đoạn:
- Ủ bệnh: Đây là thời gian giữa lần tiếp xúc đầu tiên với lần khởi bệnh đầu tiên. Nó có thể tồn tại trong bất cứ khoảng thời gian nào từ 14 đến 80 ngày, nhưng trung bình là 45 ngày.
- Viêm gan cấp tính C: Đây là một căn bệnh ngắn hạn kéo dài trong 6 tháng đầu sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, một số người có thể sẽ tự loại bỏ virrus này.
- Viêm gan mạn tính C: Nếu cơ thể không tự diệt virus sau 6 tháng, nó sẽ trở thành một bệnh nhiễm trùng lâu dài. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư gan hoặc xơ gan.
- Xơ gan: Bệnh này dẫn đến tình trạng viêm, thay thế các tế bào gan khỏe mạnh bằng mô sẹo theo thời gian. Tình trạng này mất từ 20 đến 30 năm để hoàn tất, nhưng nó có thể diễn ra nhanh hơn nếu bệnh nhân uống rượu hoặc bị nhiễm HIV.
- Ung thư gan: Xơ gan làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Bác sĩ cần đảm bảo bệnh nhân được kiểm tra thường xuyên vì thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu.
Viêm gan C lây nhiễm qua những con đường nào?
Viêm gan C là một vi-rút lây truyền qua máu, có nghĩa là một người phải tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh mới có thể lây bệnh. Theo Tổ chức y tế thế giới, những cách truyền virut viêm gan C phổ biến nhất là:
- Dùng chung kim tiêm;
- Sử dụng hoặc tái sử dụng thiết bị y tế, chẳng hạn như ống tiêm và kim, chưa được khử trùng đúng cách;
- Nhận truyền máu từ máu hoặc các sản phẩm máu không được kiểm tra đầy đủ. Trước năm 1992, nguồn cung cấp máu của Hoa Kỳ không được kiểm tra cẩn thận nên có những nguồm máu chứa các bệnh như viêm gan C. Kết quả là có những người không may nhận phải máu hoặc nội tạng của người mắc bệnh viêm gan C.
Các phương pháp truyền bệnh viêm gan C ít phổ biến hơn bao gồm:
- Những người làm việc nhiều với các loại kim tiêm, hoặc những người có thể đã tiếp xúc với kim bẩn sẽ có nguy cơ bị viêm gan C;
- Quan hệ tình dục với người bị bệnh;
- Truyền virut giữa mẹ và con;
- Sử dụng các vật dụng chăm sóc cá nhân, chẳng hạn như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo đã tiếp xúc với máu người bị nhiễm bệnh;
WHO ước tính rằng có 1,75 triệu người mắc bệnh viêm gan C vào năm 2015. Một khi một người có virut, nó sẽ bắt đầu lan rộng trong các tế bào sau 2 tuần đến 6 tháng.
Nhiều người, đặc biệt là những người có bệnh viêm gan C mạn tính, có thể không bị các triệu chứng cho đến nhiều năm sau.
Ai dễ mắc viêm gan C?
Vì bệnh viêm gan C mãn tính thường không gây triệu chứng tức thì, một người có thể không phát hiện ra họ bị nhiễm trùng cho đến khi họ đã bị tổn thương gan nghiêm trọng.
Vì lý do này, điều quan trọng là mọi người biết trước về cách lây truyền bệnh viêm gan C. Kiến thức này có thể giúp mọi người tránh lây lan hoặc mắc bệnh viêm gan C.
Các nhóm sau đây có thể có nguy cơ mắc bệnh:
- Người tiêm chích ma tuý;
- Những người đã tiếp nhận các sản phẩm máu bị nhiễm bệnh hoặc các sản phẩm máu từ các cơ sở y tế có quy trình kiểm soát nhiễm trùng không đủ, thường là trước năm 1992;
- Những người quan hệ với người bị viêm gan siêu vi C;
- Người nhiễm HIV;
- Những người có hình xăm hoặc xâu khuyên trong các cơ sở không được kiểm soát;
- Nhân viên chăm sóc sức khoẻ, những người có thể bị tai nạn do kim tiêm;
- Một người đã bị viêm gan C trước đây hoặc một loại viêm gan siêu vi có thể vẫn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C.
Cách phòng ngừa
Hiện nay không có vacxin viêm gan C. Phòng ngừa virus phụ thuộc vào việc sử dụng kim một cách an toàn, bảo vệ khi quan hệ tình dục và không sử dụng chất kích thích. Có rất nhiều quan niệm sai lầm về cách lây truyền bệnh viêm gan C. Siêu vi rút không thể truyền qua:
- Sữa mẹ, thức ăn, hoặc nước;
- Ôm hoặc hôn;
- Chia sẻ thức ăn hoặc thức uống với người bị bệnh;
- Bị muỗi nhiễm bệnh đốt.
Ngoài ra chúng ta cần phải lưu ý những điều sau để không lây truyền bệnh:
- Không dùng chung kim tiêm;
- Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ trong ngày "đèn đỏ";
- Không dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân (bàn chải, dao cạo, cắt móng tay).
Một số điều cần biết về bệnh Viêm gan C
1. Bệnh viêm gan C có nguy hiểm hay không?
Bệnh viêm gan B hay viêm gan C đều hết sức nguy hiểm vì nó không có biểu hiện cụ thể khiến người bệnh không thể phát hiện được. Đến giai đoạn biến chứng cuối cùng mới có thể nhận ra.
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, thì bệnh viêm gan C còn nguy hiểm hơn cả bệnh viêm gan B vì có khoảng 75% sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với hậu quả là từ 5 cho đến 20% trong số đó chuyển sang xơ gan, từ 1 cho đến 5% sẽ chết vì bệnh này. Con số này cao hơn so với bệnh viêm gan B. Thống kê cho hay có đến 25% người bị mắc bệnh ung thư gan bắt nguồn từ căn bệnh quái ác này.
Các biến chứng viêm gan C nguy hiểm có thể gặp như:
Tăng men gan: Gan của chúng ta vốn có rất nhiều loại men, nếu khi tế bào gan bị chết đi theo chu trình thì nó sẽ phóng thích các men này vào trong máu.
Bệnh xơ gan: các loại siêu virus này tấn công liên tục vào gan làm cho các tế bào hoạt động quá mức làm sản sinh ra một loại chất tạo sợi xơ. Các sợi này tích tụ ngày càng nhiều, qua thời gian sẽ từ chỗ làm tổn thương đến chỗ gây chết tế bào gan
Ung thư gan: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm gan C. Đây là giai đoạn cuối của bệnh, các tế bào gan bị phá hủy, hàng loạt các tế bào độc hại được sản sinh ra làm chết các tế bào gan tự nhiên gây đột biến, biến chứng ở gan. Tất nhiên khi ở biến chứng này tuổi thọ của người bệnh sẽ không được kéo dài.
2. Bệnh viêm gan C có chữa được không?
Đây là căn bệnh nguy hiểm vì không có biểu hiện cụ thể nhưng không phải là không thể chữa được. Nếu phát hiện sớm và kịp thời thì có đến 90% bệnh nhân sẽ được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì việc điều trị sẽ hết sức khó khăn. Vì thế, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của Bác sĩ để đạt được hiệu quả cao để không dẫn đến biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư gan. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ phải đối mặt cao với nguy cơ tử vong.
3. Phác đồ điều trị bệnh viêm gan C
Căn bệnh này hết sức nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì sẽ chữa khỏi hoàn toàn, tỉ lệ chữa khỏi lên đến 90%. Phương pháp điều trị gồm:
Dùng thuốc ức chế virus: Liều dùng, cách dùng của thuốc như thế nào bạn cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của Bác sĩ chuyên khoa dựa trên mức độ bệnh, giai đoạn của bệnh, thể trạng người dùng thuốc…
Từ bỏ những thói quen không tốt trong ăn uống và sinh hoạt như: không nên thức khuya, ăn nhiều rau củ quả và chất xơ để hạn chế hiện tượng táo bón, không được nhịn tiểu, không sử dụng các loại thực phẩm đã bị ẩm mốc.
Hạn chế đối với các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol có trong các loại nội tạng, dầu mỡ
Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao để vừa tăng cường sức khỏe, sức đề kháng đồng thời giúp đào thải độc tố tốt hơn và cũng ăn ngon miệng hơn.
Nói không với hút thuốc lá, rượu bia: Đây là những chất gây hại cho gan, phổi và các bộ phận khác trong cơ thể.
Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất: ăn uống đủ chất sẽ góp phần tăng cường sức đề kháng cho người bệnh để đủ khả năng chống chọi lại sự tấn công của siêu vi khuẩn. Cần đảm bảo cân đối giữa chất xơ, chất đạm, chất béo, khoáng chất hay các loại vitamin quan trọng…
4. Điều trị bệnh viêm gan C ở bệnh viện nào?
Bạn nên tiến hành điều trị bệnh viêm gan C tốt nhất là tại các bệnh viện, các cơ sở y tế chuyên khoa cao cấp để đảm bảo dùng thuốc đúng đơn, đúng phác đồ điều trị và có hỗ trợ kịp thời trong những trường hợp có biến chứng nguy hiểm. Các bệnh viện chuyên khoa ở Hà Nội: Bệnh viện nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Trung Ương quân đội 108, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội.
Các bệnh viện Tp.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP Hồ Chí Minh
5. Chích ngừa vắc xin viêm gan C ở đâu?
Để chích ngừa vắc xin viêm gan C bạn nên đến tại các trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện công lập. Đây là vắc xin phổ biến và sẵn có.
6) Điều trị bệnh viêm gan C hết bao nhiêu tiền?
Chi phí cho việc điều trị bệnh viêm gan C khá tốn kém vì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp. Tuy nhiên giá tiền bao nhiêu còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Nếu bệnh ở mức độ ít nghiêm trọng và bạn tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của Bác sĩ thì hiệu quả sẽ cao mà chi phí sẽ giảm.
Ngược lại, nếu bệnh trầm trọng, bạn lại điều trị sai cách thì không những không đạt hiệu quả mà còn rất tốn kém. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì chi phí điều trị sẽ giảm vì dùng thuốc ít hơn và thời gian điều trị cũng ngắn hơn.
7. Viêm gan C có lây qua đường ăn uống hay không?
Bạn không cần phải quá lo lắng vì căn bệnh này không lây qua con đường tiếp xúc thông thường cũng không lây qua việc sử dụng một số vật dụng chung như cốc chén, bát đĩa, khăn mặt…
Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về bệnh viêm gan C mà Eva.vn chia sẻ đến bạn. Hi vọng với những kiến thức này bạn sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc phòng và điều trị căn bệnh nói trên cho bản thân và những người xung quanh.