Bệnh xơ gan nguyên nhân do đâu, các triệu chứng phát hiện sớm

Tổng quan về bệnh

Xơ gan là căn bệnh nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời. Xơ gan chính là tình trạng gan xuất hiện nhiều mô sẹo do gan bị xơ hóa và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến mất chức năng gan. Các mô sẹo này vĩnh viễn không thể phục hồi được và sẽ gây tổn hại cho gan cũng như sức khỏe.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng của bệnh xơ gan

- Ăn không ngon, chán ăn

- Vàng da, vàng mắt

- Sụt cân nhanh

- Có cảm giác buồn nôn, đắng trong miệng

- Cảm thấy đau ở khu vực hạ sườn phải

- Bụng chướng

- Lòng bàn tay đỏ hoặc mờ đi

- Suy nhược cơ thể mệt mỏi, choáng váng

Khi tình trạng xơ gan trở nên nặng hơn, các triệu chứng xơ gan sau có thể xuất hiện:

- Sa sút trí tuệ, hay bị lú lẫn

- Nhịp tim đập nhanh hơn

- Cơ thể dễ bị bầm tím

- Phù chân tay do bị tích nước

- Phân và nước tiểu trở nên sẫm màu hơn

Vàng da là triệu chứng điển hình của xơ gan

Nguyên nhân

- Xơ gan do lạm dụng rượu: Rượu phá hủy các tế bào gan, khiến gan bị tổn thương và để lại mô sẹo gây ra xơ gan.

- Do viêm gan B: Virus viêm gan B có thể gây tổn thương cho gan và khiến bạn bị mắc bệnh.

- Do viêm gan D: Virus viêm gan D cũng có khả năng gây ra bệnh xơ gan, đặc biệt là những người đã từng mắc viêm gan B.

- Xơ gan do viêm gan tự miễn: Hệ miễn dịch hoạt động quá mạnh gây tổn thương ngược lại cho gan, từ đó cũng sẽ khiến gan mắc bệnh.

- Xơ gan do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm được cho là có khả năng gây ra xơ gan.

- Do yếu tố di truyền: Bạn bị mắc bệnh về gan do di truyền từ bố mẹ, ông bà. Sau này bệnh có thể phát triển thành xơ gan.

Các giai đoạn

1. Giai đoạn xơ gan F1

Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên của bệnh xơ gan. Trong giai đoạn đầu của bệnh, lúc này gan đang bị viêm, gan cố gắng đảo ngược lại quá trình này khiến cho sự xơ hóa bắt đầu hình thành. Giai đoạn này còn có tên gọi khác đó là xơ gan còn bù.

2. Giai đoạn xơ gan F2

Bước vào giai đoạn 2, lúc này áp lực tĩnh mạch cửa bắt đầu tăng lên. Các mô xơ hóa bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, cơ hội chữa khỏi bệnh vẫn còn nhưng cần thực hiện kịp thời.

3. Giai đoạn xơ gan F3

Giai đoạn 3 này còn có tên gọi khác là xơ gan cổ trướng, hoặc xơ gan mất bù. Gan lúc này đã bị xơ hóa đi quá nhiều, đồng thời dịch ở ổ bụng cũng bắt đầu tăng lên. Một khi đã sang đến giai đoạn này, lá gan của bạn sẽ không thể nào có thể hồi phục lại như trước được nữa.

Các dấu hiệu bắt đầu xuất hiện rõ rệt hơn: Giảm cân nhanh, da vàng, mắt vàng, mệt mỏi, bụng chướng dần lên, chân tay bị sưng phù…. Nguy cơ chuyển sang tình trạng nặng hơn là rất cao.

4. Giai đoạn xơ gan F4

Xơ gan đã xuất hiện hoàn toàn, sự sống của bệnh nhân lúc này chỉ còn được tính bằng tháng nếu như không được ghép gan hoặc có biện pháp can thiệp. Các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, gia tăng áp lực tĩnh mạch, thậm chí ung thư có thể xuất hiện nhiều hơn. 

Làm thế nào để phát hiện sớm và điều trị bệnh xơ gan?

Khi cơ thể của bạn xuất hiện các triệu chứng của xơ gan, nhất là các triệu chứng khởi điểm như: chán ăn, sụt cân nhanh, mệt mỏi,... Lúc này bạn cần phải khám ngay tại các cơ sở y tế để được chữa trị bệnh kịp thời. Có một số triệu chứng dễ bị nhầm lẫn sang của bệnh lý khác, vậy nên bạn cần nắm rõ để có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình.

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm được bệnh

Ngoài ra bạn cũng có thể phát hiện sớm bệnh xơ gan thông qua những nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu bạn là người sử dụng bia rượu nhiều, hãy lập tức dừng ngay lại và có chế độ ăn uống hợp lý hơn. Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng viêm gan B, viêm gan C để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

Cuối cùng, biện pháp khả dĩ nhất để có thể phát hiện xơ gan đó chính là đi làm các xét nghiệm nhằm tiên lượng bệnh. Chỉ với xét nghiệm máu và lấy mẫu sinh thiết của gan sẽ giúp phát hiện tình trạng bệnh gan của bạn đang ở mức độ nào để có cách điều trị cho phù hợp.

Xơ gan có nguy hiểm không?

Xơ gan làm cho gan bị co và cứng lại, điều này sẽ gây khó khăn cho máu giàu chất dinh dưỡng chảy vào gan từ tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch cửa mang máu từ các cơ quan tiêu hóa đi đến gan. Áp lực trong tĩnh mạch cửa tăng lên khi máu không thể đi vào gan. Kết quả cuối cùng là một tình trạng nghiêm trọng được gọi là tăng huyết áp tĩnh mạch cửa. 

Hậu quả đáng tiếc của việc tăng huyết áp tĩnh mạch cửa đó là hệ thống áp suất cao này gây ra sự giãn tĩnh mạch thực quản, sau đó tĩnh mạch có thể bị vỡ và chảy máu, gây tổn thương cho cơ thể.

Một số câu hỏi thường gặp khác

1. Xơ gan sống được bao lâu?

Tùy thuộc vào tình trạng lá gan của bạn cũng như mức độ bệnh xơ gan hiện tại sẽ biết được bạn có thể sống được bao lâu. Theo như nhiều thống kê và nghiên cứu cho thấy, chỉ có hơn 50% người mắc xơ gan do rượu sống được thêm 2 năm, và chỉ 35% trong số đó sống được tới 5 năm. Khả năng hồi phục của gan bắt đầu tồi tệ đi khi mà xơ hóa xuất hiện nhiều hơn đi kèm các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, bệnh về não bộ,...

2. Xơ gan có lây không?

Bệnh xơ gan hoàn toàn không lây lan từ người sang người. Bạn chỉ có thể mắc các bệnh về gan khi mà nguyên nhân được gây ra bởi virus mà thôi

3. Có phải xơ gan luôn gây tử vong?

Thông thường, muốn phát triển từ bệnh viêm gan sang tới xơ gan phải mất đến hàng năm trời. Nếu như bạn phát hiện sớm và có biện pháp điều trị ngay từ đầu thì có thể kéo dài được sự sống và làm chậm đi sự phát triển của bệnh xơ gan.

Thông Tin Cần Biết

Bệnh gan khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY