Ngoài bánh, trong dịp trung thu còn có rất nhiều món quà mùa thu truyền thống được người dân yêu thích, điển hình như các loại quả mùa thu. Tuy nhiên, khi sử dụng cần hết sức lưu ý, nếu ăn không đúng cách sẽ có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Trong dịp Tết Trung thu, ngoài những cặp bánh nướng, bánh dẻo mang đậm hương vị cổ truyền, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu để trước dâng cúng tới tổ tiên, sau cả gia đình cùng phá cỗ, trông trăng. Với bánh trung thu, khi thưởng thức thường được nhâm nhi với chén nước trà (chè), điều này không chỉ tạo hương vị thơm ngon, mà còn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bánh trung thu có vị ngọt, béo ngậy nên vị chát của trà sẽ giúp trung hòa độ ngọt, độ béo của bánh.
Theo bà Lâm, bánh trung thu thường được làm rất ngọt để kéo dài thời gian bảo quản, vì thế lượng calo rất lớn. Việc ăn loại bánh này liên tục và kéo dài sẽ gây tăng cân do năng lượng thừa sẽ được tích trữ ở mô mỡ. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, các hoạt chất có trong trà xanh như caffeine và catechin có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp giảm mỡ. Vì thế, việc uống trà khi ăn bánh trung thu không chỉ giúp cân bằng vị giác mà còn có lợi cho sức khỏe.
Bánh trung thu rất phù hợp với nước trà, nhưng quả hồng lại là "đại kỵ". Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, không phải món quà trung thu nào kết hợp với nước trà cũng có lợi cho sức khỏe, điển hình trong số đó là quả hồng. Đây là loại có đặc trưng của mùa thu, được bày lên mâm ngũ quả và nhiều người ưa thích. Nhà khoa học, lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết…
Nếu sử dụng đúng cách quả hồng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong dịp trung thu, ông Sáng cho rằng, sai lầm thường gặp nhất đó là nhiều người ăn quả hồng và uống nước trà cùng nhau, điều này sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Theo đó, quả hồng và trà đều chứa chất tanin, chất pectin, đây là những chất có vị chát, làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng đến nhu động ruột. Nếu ăn nhiều quả hồng, nhất là ăn khi đói các chất tannin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tủa dưới tác dụng của a xít dạ dày, dễ gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Nguy cơ này sẽ càng tăng lên khi ăn quả hồng kết hợp với nước trà.
Thực tế, hàng năm vào mùa quả hồng thu hoạch, có nhiều trường hợp phải nhận hậu quả khi ăn nhiều quả hồng, gây vón cục, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dẫn đến tắc ruột phải nhập viện cấp cứu, xử lý những khối bã vón cục trong hệ tiêu hóa.
Trên mâm ngũ quả Tết Trung thu luôn có quả hồng, nhưng khi sử dụng cần lưu ý không dùng chung với nước trà. Ảnh minh họa.
Ông Sáng cũng lưu ý, ngoài nước trà, khi ăn quả hồng cũng lưu ý một số điểm sau đây:
- Không ăn khi bụng đói, không ăn quá nhiều kể quả khi quả hồng đã chín. Bởi như đã nói trên, ăn nhiều hồng sẽ gây tắc ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Không ăn hồng sau khi ăn trứng vì dễ xảy ra nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa.
- Không ăn hồng khi ăn canh cua: Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
Quả hồng tuy ngon nhưng chứa nhiều chất tanin, dễ gây kết tủa nên một số thực phẩm không phù hợp để ăn cùng. Ảnh minh họa.
- Không ăn hồng với khoai lang: Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, nếu ăn cùng nhau dễ gây kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày.
- Không ăn hồng khi bị tiểu đường, tiêu hóa kém: Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.
Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn; Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.
Tin liên quan
Khi sống trong điều kiện lũ lụt, ngoài đảm bảo tính mạng thì vấn đề an toàn thực phẩm cũng rất quan trọng, do vậy việc ăn uống hợp vệ sinh,...
Dù được rất nhiều người yêu thích, song dâu tây, cải bó xôi, cải xoăn,... lại nằm trong danh sách 12 loại rau củ, trái cây có chứa dư lượng...
Rất nhiều chị em ở vùng lũ lo lắng, khi hàng ngày phải dầm mình trong lũ, như vậy có làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín hay không? BS Lê...
Từ điểm sạt lở, đội cứu hộ phải vận chuyển bệnh nhân bằng cáng qua quãng đường 7km xuống bờ sông, sau đó phải đi bằng cano 2km đường sông...
Tin bài cùng chủ đề Vị của Trung Thu
Bạn đã bao giờ tưởng tượng hương vị ngọt ngào, thanh mát của quả hồng đỏ có thể biến hóa thành những món tráng miệng độc đáo thế này chưa?