Trái cây luôn được khuyến cáo nên sử dụng với lượng vừa đủ để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên việc sử dụng trước hay sau bữa ăn và dùng bao nhiêu là đủ thì không phải ai cũng biết.
Chức vụ: Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam
Tưởng dễ như... ăn trái cây nhưng nhiều người vẫn mắc lỗi
Lợi ích của việc ăn trái cây một cách khoa học và điều độ là điều không phải bàn cãi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều trái cây và rau quả, kết hợp với lối sống sinh hoạt lành mạnh có khả năng giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Trái cây còn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề ăn trái cây sao cho đúng và không gây hại cho sức khỏe.
Theo đó, không ít người cho rằng nên ăn trái cây khi bụng đói, không nên ăn sau bữa ăn để chúng có thể tiêu hóa nhanh chóng, không còn sót lại trong dạ dày gây lên men, đầy hơi và chướng bụng. Hay một số quan điểm lại cho rằng trái cây vừa cung cấp chất xơ, vitamin và cả đường nên ăn trái cây sẽ không cần dùng thêm nhiều thức ăn, giúp giảm cân hiệu quả.
Không có thời điểm nào ăn trái cây là tốt nhất. Ảnh minh họa.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng người lớn (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, tất cả những quan điểm trên đều sai. Theo TS Hưng, dù trái cây tốt cho cơ thể, được khuyến khích dùng nhưng cần sử dụng vừa đủ, không ăn bừa bãi hay thái quá.
Theo bác sĩ Hưng, không có loại trái cây nào là tốt nhất, vì mỗi loại có giá trị riêng và việc ăn cũng tùy vào nhu cầu, sở thích, điều kiện của mỗi người. “Về phương diện dinh dưỡng, chúng tôi luôn khuyến cáo mọi người nên ăn đa dạng các loại trái cây. Với người mắc bệnh lý cụ thể nào đó, việc lựa chọn nên có tư vấn của bác sĩ”, bác sĩ Hưng chia sẻ.
Bác sĩ Hưng cũng khẳng định không có thời điểm nào lý tưởng để ăn trái cây dù trước hay sau bữa ăn, cũng không có nghiên cứu nào cho rằng những người khỏe mạnh ăn trái cây sẽ bị chướng bụng, đầy hơi. Thực tế cho thấy, tại các bữa tiệc hay trong bữa ăn của đa số gia đình đều dùng trái cây để tráng miệng. Một số người lại sử dụng trái cây vào buổi sáng khi trộn cùng các loại hạt và sữa…
Ngoài ra, với những người ăn kiêng, việc ăn một ít trái cây hay rau xanh trước bữa ăn cũng giúp lấp đầy dạ dày trước khi ăn cơm và các thức ăn giàu đạm, chất béo khác. Việc làm này kết hợp với các chế độ sinh hoạt khác có thể giúp giảm cân hiệu quả.
Với việc ăn trái cây thay rau, thay cho bữa ăn để giảm cân, bác sĩ Hưng tuyệt đối khuyến cáo không nên thực hiện. Bởi cơ thể luôn cần đủ năng lượng để hoạt động và các dưỡng chất để nuôi sống các tế bào, do vậy cắt bỏ hoàn toàn tinh bột, chất đạm, chất béo dễ để lại nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.
BS Hưng cho rằng, nhiều người giảm cơm, ăn nhiều trái cây khiến cân nặng không giảm mà cơ thể lại mệt mỏi. Ảnh: Lê Phương.
“Thực tế khám chữa bệnh cho thấy, không ít người ăn nhiều hoa quả để giảm cân nhưng đây không phải là phương pháp khoa học, thậm chí vẫn khiến tăng cân. Trong hoa quả có lượng đường khá lớn, ăn nhiều vẫn cung cấp năng lượng, kết hợp với việc ăn vặt và các thực phẩm khác (dù đã cắt giảm) khiến cho tổng năng lượng nạp vào cao, đó là lý do giảm cơm, tăng ăn hoa quả nhưng vẫn không giảm cân được”, bác sĩ Hưng phân tích.
Cách ăn trái cây hợp lý
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi người trưởng thành nên ăn 400 - 500 gam rau xanh và quả chín. Như vậy, lượng quả chín hợp lý mỗi ngày cần ăn là 100-200 gam.
Giống như thực phẩm, trái cây cũng phải ăn đa dạng để tránh thiếu chất nọ, thừa chất kia. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, khi ăn cần lựa chọn trái cây phù hợp, ví dụ người tiểu đường, người đang giảm cân cần được bác sĩ tư vấn.
“Với người muốn giảm cân, ngày ăn 2 quả xoài hay 5 quả chuối tưởng hợp lý, nhưng năng lượng nạp vào cơ thể rất nhiều. Bởi 100 gam xoài cho 60 kcal, 2 quả xoài nặng 1 kg sẽ có 600-650 kcal. Còn với chuối, 1 quả cỡ trung bình sẽ có 90-100 kcal, nếu ăn 5 quả thì tổng năng lượng nạp vào không khác gì một bữa ăn chính. Vì thế, nhiều người tưởng rằng nhịn ăn nhưng thực tế không phải nếu tính tổng năng lượng nạp vào”, PGS Lâm chia sẻ.
PGS Lâm cũng cho rằng ăn trái cây sau hay trước bữa ăn đều không phải thời điểm tốt nhất. Bà khuyên mọi người không nên ăn trái cây dồn dập vào một thời điểm, mà hãy chia các loại quả thành các bữa nhỏ trong ngày. Đặc biệt, không nên ăn vào buổi tối sát giờ đi ngủ sẽ khiến cơ thể tích tụ thêm năng lượng, còn hệ tiêu hóa sẽ trở nên ậm ạch hơn.
Cuối cùng, vị chuyên gia này khuyên không nên ăn một loại trái cây, vì sẽ dẫn đến tình trạng thừa chất nọ, thiếu chất kia. Do đó, để cân đối dinh dưỡng, cần ăn đa dạng các loại quả. Đặc biệt, bạn nên ăn trái cây theo mùa để tránh nạp vào cơ thể các loại chất bảo quản độc hại.
Tin liên quan
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, không ăn trái cây có thể gây ra 9 tác hại dưới đây cho cơ thể, vì vậy khuyên mọi người nên ăn nhiều trái...
Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe, đôi khi những bất thường khi ngủ còn là dấu hiệu cảnh báo sớm một số bệnh có thể gặp phải. Do vậy, nếu...
Chỉ cách nhau 4 tháng, nhưng đôi vợ chồng trẻ người Trung Quốc đã lần lượt phát hiện mình mắc ung thư gan khiến người thân choáng váng.
Nhiều người cho rằng, sau bữa ăn nhất định không được làm những việc như đi bộ, uống trà, đi tắm… Nếu thực hiện sẽ khiến tuổi thọ suy giảm,...
Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm
Cà tím có thể gây dị ứng. Dị ứng cà tím rất hiếm nhưng vẫn xảy ra với các dấu hiệu phát ban, sưng tấy và khó thở... Nếu không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ đe dọa tính mạng.