Nói đến lá dong là mọi người sẽ nghĩ đến bánh chưng, tuy nhiên loại lá này không chỉ dùng để gói bánh mà nó còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe.
BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ sinh ngày 20/9/1963, tại Vĩnh Long. Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II Y học cổ truyền năm 2005.
Hiện bác sĩ là: Giảng...
Không biết từ bao giờ, khi nói đến lá dong là mọi người nghĩ đến bánh chưng ngày Tết và ngược lại. Gói bánh chưng bằng lá dong, chiếc bánh sẽ mang một hương vị vô cùng đặc trưng sau khi luộc chín. Hơn nữa, bánh có màu xanh vô cùng bắt mắt và dường như khác hoàn toàn so với việc gói bánh chưng bằng các loại lá khác.
Theo các chuyên gia, không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta từ xưa dùng lá dong để gói bánh chưng. BSCK II Huỳnh Tấn Vũ - Trưởng đơn vị điều trị ban ngày, BV Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 3 cho biết, dùng lá dong gói bánh chưng sẽ giúp bánh được bảo quản tốt hơn, tạo hương thơm và màu sắc bắt mắt, đặc biệt sự hòa quyện giữa màu xanh của lá với gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ cũng giúp kích thích tiêu hóa. Theo bác sĩ Vũ, ngoài gói bánh, lá dong còn là vị thuốc của y học cổ truyền, có thể giải độc, thanh nhiệt, làm mát gan, trị rắn cắn…
Lá dong gói bánh chưng không chỉ giúp màu sắc bắt mắt, thơm ngon mà nó còn kích thích tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, theo y học cổ truyền, lá dong có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, đi vào kinh can. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết, lợi niệu…
Dẫn chứng về tác dụng làm thuốc từ lá dong, ông Sáng chia sẻ, trong cuốn sách "Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam", Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng ghi nhận, lá dong có công dụng chữa say rượu nhanh chóng, giúp mát gan, giải độc, hạ men gan, điều trị rắn cắn. “Điều đó càng khẳng định hơn nữa vai trò của lá dong trong việc giải rượu, là vị thuốc tốt cho gan trong những bữa ăn quá tải ngày Tết, khiến gan phải làm việc nhiều”, lương y Đắc Sáng cho hay.
Chính vì những tác dụng cực tốt của lá dong, lương y Bùi Đắc Sáng tư vấn, dịp Tết nếu gói bánh chưng còn thừa thì không nên vứt bỏ, mọi người hãy tận dụng lá dong tươi làm thuốc ngay thời điểm đó hoặc cũng có thể phơi khô, cất vào túi bảo quản nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc để dùng dần điều trị những chứng bệnh thường gặp.
Lá dong khi gói bành thừa đừng vứt bỏ, hãy tận dụng để làm thuốc chữa bệnh. (Ảnh minh họa)
Về liều dùng lá dong làm thuốc, lương y Đắc Sáng hướng dẫn, dùng lá khô để sắc lấy nước uống, mỗi lần chỉ nên dùng 6-15g. Ngoài ra, có thể bào chế dấm từ lá dong non bằng cách, dùng lá non màu xanh nhạt, rửa sạch, để ráo nước, nhúng vào rượu. Sau đó ngâm trong nước đường, rồi nấu với ba phần nước, một phần đường và để nguội là được.
Ngoài ra, có thể dùng để chữa say rượu như sau: Lá dong 10g, lá non sắn dây 50g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Hoặc có thể dùng 80g lá dong khô đun nước uống.
Chữa ngộ độc thực phẩm bằng cách dùng đọt lá dong tươi 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần.
Chữa vết thương chảy máu bằng cách, dùng lá dong tươi 100g, rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào vết thương rồi băng lại. Nếu vết thương nhỏ chảy máu sẽ cầm lại ngay.
Chữa rắn cắn bằng cách dùng lá dong nhai nát, lấy bã và nước đắp lên nơi bị rắn cắn, tác dụng hút bớt nọc độc. Ông Sáng lưu ý, đây chỉ là cách khi chưa huy động được cấp cứu, còn nếu bị rắn cắn cần phải được đưa đến viện kịp thời.
Tin liên quan
Lâu nay lá chuối chỉ để cho gia súc ăn hoặc vứt bỏ nhưng ít ai biết rằng loại lá tưởng chừng vô dụng này lại có rất nhiều lợi ích với đời...
Khi chuẩn bị đi nhậu, việc chọn lựa các thực phẩm phù hợp để ăn trước là điều rất quan trọng để hạn chế tình trạng say xỉn. Dưới đây là 10...
Người khỏe mạnh ăn những thực phẩm này có thể không gây ra vấn đề gì nhưng với những người dạ dày không tốt, hay bị đau dạ dày nên tránh...
Những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật này có khả năng gây no và còn giàu protein hơn cả thịt bò.
Tin bài cùng chủ đề Năm Mão chia sẻ Mẹo
Những món ăn này tuy không gây béo, lại rất đưa miệng ngày Tết song nó lại dễ gây tích nước, phình bụng nếu ăn không kiểm soát.