Dứa có nhiều lợi ích nhưng ai ăn cũng cần biết điều này để tránh tác dụng phụ đáng sợ

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 30/04/2022 14:20 PM (GMT+7)

Dứa là loại quả có rất nhiều vitamin và khoáng chất, nếu biết tận dụng đây còn là vị thuốc quý trong đông y, có thể hỗ trợ điều trị được rất nhiều bệnh nhưng không được ăn nhiều.

Lương y Bùi Đắc Sáng

Nơi công tác: Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Dứa có rất nhiều vitamin và khoáng chất

Hiện dứa đang bắt đầu vào mùa thu hoạch, rất nhiều nơi từ siêu thị cho đến chợ dân sinh, thậm chí là ở vỉa hè dứa được bày bán rất nhiều với giá khá rẻ. Trong đời sống hàng ngày, nhiều người coi dứa là loại quả dùng để tráng miệng hoặc ép lấy nước uống giải khát, mà không biết rằng nếu sử dụng đúng cách thì đây là vị thuốc quý, hỗ trợ điều trị được rất nhiều bệnh.

Nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, dứa có rất nhiều loại khác nhau và còn được gọi với cái tên như trái thơm, khóm… Các nghiên cứu của y học hiện đại đều chỉ ra rằng, quả dứa chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, nhưng không nên lạm dụng ăn nhiều.

Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, nhưng không nên lạm dụng ăn nhiều.

Cụ thể, trong 100 gam dứa (phần ăn được), có 5kcal, 0,03mg caroten, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin C… Các chất khoáng bao gồm: 16mg canxi , 11mg phospho, 0,3mg sắt, 0,07mg đồng, 0,4g protein, 0,2g lipid, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g chất xơ…

Đặc biệt, trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein, đó là lý do khi chế biến một số món ăn như thịt bò, lợn, gia cầm nếu xào cùng dứa sẽ giúp thịt nhanh mềm thịt và tạo hương vị đặc trưng hơn.

Tốt cho tim mạch, huyết áp

Từ những giá trị dinh dưỡng trên, dứa hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe con người rất tốt, theo đó dứa có thể giúp giảm cân, kháng viêm, kháng khuẩn, giúp xương chắc khỏe, giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt…

Trong dứa có chất giúp làm mềm thịt và tạo hương vị rất riêng cho món ăn.

Trong dứa có chất giúp làm mềm thịt và tạo hương vị rất riêng cho món ăn.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, hiện đã có công trình nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Còn tại Việt Nam cũng có khuyến cáo, hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn trái thơm hàng ngày để lợi tiểu, từ đó giảm được huyết áp.

Ông Sáng cho biết thêm, trong dứa có nhiều chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do, đây là nhóm các nguyên tử gây tổn thương khi tiếp xúc với màng tế bào/ADN của cơ thể. Do vậy, chất chống oxy hóa trong quả dứa sẽ giúp ngăn chặn các gốc tự do làm tổn thương cơ thể, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh.

Về phương diện đông y, lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ, dứa được dùng trong một số trường hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận.

Cụ thể một số bài thuốc có thể tham khảo:

- Viêm phế quản: 120g quả dứa, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống.

- Sỏi thận: 01 quả dứa chín nguyên quả gọt vỏ hoặc khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 7 - 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Đem quả dứa đó nướng chín trên than đỏ hoặc vùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, dứa chín mềm. Để nguội, ép lấy nước (bỏ bã) để uống, mỗi ngày 01 trái.

- Suy thận, lãnh cảm: Uống ngày 3 lần nước dứa ép (150ml) với món súp gồm 100 gam chim câu, 15g Hạt sen và 10 quả Háo tàu đỏ hầm nhừ sau 30 phút. Ăn 3 lần ngày, liên tục 2 tuần.

- Rối loạn tiêu hóa: 01 quả dứa, 02 quả quýt, ép lấy nước uống.

Không nên ăn dứa xanh, khi mua phải chọn quả lành lặn tránh bị vi khuẩn xâm nhập vào.

Không nên ăn dứa xanh, khi mua phải chọn quả lành lặn tránh bị vi khuẩn xâm nhập vào.

Dứa tốt nhưng đừng ăn quá nhiều

Dù có nhiều công dụng, khi sử dụng dứa cũng cần phải lưu ý để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Theo lời khuyên của lương y Bùi Đắc Sáng, quả dứa không nên dùng cho trường hợp do hư hàn thấp. Cụ thể, nếu ai bộ phận tiêu hóa có hư hàn thấp, hay gây đau bụng đi ngoài nhiều lần, lỏng nát, có bọt vàng thì không lạm dụng. 

Ngoài ra, cũng không nên ăn dứa nhiều cùng lúc gây lưỡi, đồng thời không ăn lúc đói để tránh cồn cào ruột. Trong dứa có nhiều acid oxalic, nếu ăn nhiều hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Một số người có hiện tượng say khi ăn dứa, ông Sáng cho rằng thực chất quả dứa không phải nguyên nhân chính, mà có thể là do một loại nấm ký sinh trong dứa mới là thủ phạm, nhất là những quả dứa bị dập nát, có hiện tượng hỏng. Do vậy, để phòng say dứa chỉ nên ăn trái dứa chín, còn tươi, nguyên vẹn, không dập nát, ủng thối. Cần gọt sâu cho hết mắt và phải ăn ngay sau khi gọt.

Loại quả bị lãng quên bất ngờ lên ngôi trong dịch COVID-19 và lợi ích cực tốt với sức khỏe
Loại quả tưởng chừng như đã bị lãng quên bất ngờ lại có giá trị vô cùng lớn khi dịch COVID-19 hoành hành, chuyên gia đông y cho biết nếu tận dụng loại...

Ths.Lương y Vũ Quốc Trung

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe