Quýt không chỉ mang lại nguồn vitamin, khoáng chất và lượng chất xơ dồi dào, loại quả này còn là vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Quýt là loại cây ăn quả rất quen thuộc và là vị thuốc quý trong đông y. Nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết tất cả các bộ phận từ vỏ quýt, múi quýt đến hạt quýt đều là những vị thuốc quý có giá trị chữa hoặc hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, đa số mọi người chỉ dùng phần múi quýt, các bộ phận còn lại đều bị vứt bỏ, rất lãng phí.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, quýt tên khoa học là Citrus reticulata Blanco, thuộc họ Cam quýt - Rutaceae. Quả quýt hình cầu dẹt, vỏ mỏng màu vàng cam, có nhiều múi, tép ngọt, chua, thơm, nhiều hạt màu trắng hình thoi.
“Các bộ phận của quả quýt đều có những giá trị nhất định và tên gọi trong đông y cũng khác nhau. Vỏ quýt khi còn xanh được gọi là thanh bì, khi vỏ chín được gọi là trần bì, phần hạt quýt phơi khô dùng làm thuốc được gọi là quất hạch”, lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ.
Quả quýt chứa nhiều vitamin, khi ăn có thể tận dụng phần vỏ dùng làm thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa.
Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quýt chứa nhiều vitamin C, cung cấp lượng chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, quýt còn có nhiều vitamin B6, đồng, kali, vitamin B5... "Khi ăn quýt nhiều người có thói quen vắt hoặc ép chỉ dùng phần nước, điều này không nên vì như vậy không tận dụng được phần chất xơ có trong quả quýt", lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ.
Xét về mặt đông y, mỗi bộ phận của quýt có một giá trị và tác dụng khác nhau. Lương y Đắc Sáng cho biết, phần múi của quả quýt có vị chua, ngọt, tính mát, tác dụng giải khát, mát phổi, khai uất, trừ đờm, lý khí. Vỏ quả quýt và lá quýt có chứa tinh dầu dùng để chữa ho đờm, kém tiêu. Với vỏ quýt xanh hay còn gọi là thanh bì có vị cay, tính ấm có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, chỉ thống.
Vị lương y này cho hay, hiện có nhiều bài thuốc trong đông y có sử dụng các bộ phận của quả quýt. Cụ thể:
- Chữa nôn mửa, ợ hơi, đau bụng: Trần bì (8g), hoắc hương (8g), gừng tươi (03 lát) dùng kết hợp với nhau sắc lấy nước uống.
- Chữa đau, sưng tinh hoàn: Quất hạch (hạt quýt 20g), rượu trắng lượng vừa đủ sắc uống.
- Chữa hông sườn đau tức hoặc vú sưng: Thanh bì (20g), lá quýt (20g) dùng tán nhỏ, uống 4g/lần, ngày dùng 2-3 lần. Hoặc cũng có thể dùng để sắc uống.
Các bộ phận như hạt quýt, vỏ quýt đều là vị thuốc quý trong đông y. Ảnh minh họa.
Ngoài những bài thuốc đơn giản trên, những người bị rối loạn cương dương do các nguyên nhân khác nhau cũng có thể dùng các bộ phận của quýt, kết hợp với các vị thuốc khác để hỗ trợ điều trị. Cụ thể một số bài thuốc lương y Bùi Đắc Sáng hướng dẫn và có thể tham khảo như sau:
* Trị rối loạn cương dương do can uất khí trệ
- Nguyên liệu: Lá quýt 15g, hương phụ tử 20g, lộ lộ thông 30g, uất kim 10g, mật ong 30ml. Hương phụ tử, lộ thông, lá tắc kè rửa sạch để ráo.
- Cách làm: Cho các loại thuốc trên vào nồi, thêm nước nấu 30 phút. Sôi chín bỏ bã, đợi khi nguội cho mật ong vào quấy tan là được. Uống vào buổi trưa và chiều.
* Trị rối loạn cương dương do tâm thận bất giao
- Nguyên liệu: Nước quýt 0,5 lít, phấn hoa 30g, mật ong 30ml
- Cách làm: Đặt phấn hoa vào tủ lạnh trên 24 giờ, sau khi lấy ra lập tức cho vào 180ml nước sôi 800 độ C khuấy đều, để yên trong 24 tiếng, lại khuấy đều vài lần. Lọc bằng vải sạch làm thành sữa hoa phấn, tiếp theo cho mật ong vào, khuấy tan rồi hòa chung với nước quýt, đổ vào lọ đậy lại. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml, pha thêm 100ml nước ấm.
* Trị rối loạn cương dương do mãn dục
- Nguyên liệu: Vỏ quýt (Trần bì, cửu chế (vỏ quýt 9 năm chưng 9 sái) 15g, dầu thực vật, muối, đường, rượu nếp, nước tương, hành xắt nhuyễn, gừng băm, tỏi băm đủ dùng, tôm sú (rửa sạch, cắt bỏ râu và chân, dùng dao chẻ giữa sống lưng, bỏ đường chỉ đen để ráo nước).
- Cách làm: Bắc chảo lên bếp, cho dầu thực vật, dầu nóng thì thả tôm vào, đảo đều tay đến khi vỏ ngả sang màu đỏ thì vớt ra. Giữ lại một chút dầu trong chảo, vặn lửa nhỏ đun nóng rồi cho hành, gừng băm và tỏi băm phi thơm, cho tôm và trần bì cửu chế vào, nêm muối, đường, rượu, nước tương, cho tôm lên xào, sau đó thêm chút nước xào sơ lại lần nữa, bớt lửa nấu đến khi nước chắt được hút hết rồi thêm chút giấm là được. Dùng trong bữa ăn với cơm nóng.
Tin liên quan
Tết với mọi người là giây phút đoàn viên, sum họp bên gia đình. Nhưng với những đứa trẻ không may mắc ung thư, Tết chỉ là thời gian tạm nghỉ...
Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe
Ai cũng biết nước dừa và trà xanh đều chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng nếu bạn muốn chống lão hóa, duy trì vẻ tươi trẻ của làn da thì chăm uống loại nào sẽ dễ đạt hiệu quả cao...