Loại rau mùa hè ai cũng ăn, giá chỉ vài nghìn/mớ, hóa ra rất bổ máu, đem muối chua thành món đặc sản

DIỆU THUẦN - Ngày 30/06/2024 18:16 PM (GMT+7)

Ngoài sử dụng để nấu canh, luộc, xào, làm rau sống thì hiện nay rau muống được nhiều người dùng để muối chua, nếu ăn vừa đủ sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ sinh ngày 20/9/1963, tại Vĩnh Long. Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II Y học cổ truyền năm 2005.

Hiện bác sĩ là: Giảng...

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Món đặc sản của các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Rau muống là thực phẩm quen thuộc, trồng ở khắp nơi tại nước ta. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, rau muống là loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng. 100g rau muống chứa 6.600 IU vitamin A, 55mg vitamin C và các chất chống oxy hóa, vitamin nhóm B, sắt, canxi, kali, magie, mangan, phốt pho. 

Sử dụng rau muống dưới dạng luộc, nấu canh, xào ăn có thể giúp giảm cholesterol, chống lại các tổn thương cho gan do hóa chất, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Đặc biệt, rau muống còn non chứa nhiều chất sắt nên có lợi cho người thiếu máu và phụ nữ mang thai cần chất sắt trong chế độ ăn. 

Rau muống muối chua của một chủ tài khoản tiktok đang rao bán.

Rau muống muối chua của một chủ tài khoản tiktok đang rao bán. 

Thời gian qua, mạng xã hội chia sẻ món rau muống muối chua được nhiều người quan tâm. Nguyên liệu chính của món ăn này là rau muống, giấm ăn, ớt sừng, tỏi, hành, nước lọc, đường và muối. 

Món ăn này được chế biến như sau: Rau muống bỏ hết lá (chỉ lấy thân) rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, sau đó trụng qua nước sôi. Trộn rau muống với đường, ớt, tỏi, hành cho thấm. Cho sản phẩm vào hũ. Pha muối, đường, giấm với nước lọc theo tỷ lệ phù hợp, nấu sôi, để nguội rồi cho vào hũ rau. Ngâm thành phẩm khi thấy rau muống có màu vàng là dùng được.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, rau muống muối chua là món ăn đặc sản ở các tỉnh miền Tây nước ta. Chủ một tài khoản tiktok chuyên làm món rau này bán cho biết, rau muống muối chua là món ăn được nhiều người thích ăn vì nó có vị chua, cay, ngọt và giòn. Giá bán giao động từ 40 - 70 ngàn đồng/hũ, tùy lượng rau nhiều hay ít.

Ăn vừa đủ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa

BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cơ sở 3, cho biết rau muống muối chua cũng là một kỹ thuật bảo quản thực phẩm có từ thời cổ xưa. Món này chứa nhiều vitamin, khoáng chất, nhiều chất xơ, ít chất béo và protein. Điều đặc biệt của hầu hết của các thực phẩm lên men tự nhiên là chứa một lượng lớn vi khuẩn tốt được gọi là probiotics, rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột, giúp phá vỡ cellulose khó tiêu hóa trong thực phẩm cũng như một số đường tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, không nên quá lạm dụng.

“Quan niệm của Y học cổ truyền, cái gì vừa đủ mới tốt cho sức khỏe. Việc chúng ta thấy ngon, ăn thường xuyên sẽ không tốt, có khi phản tác dụng”, bác sĩ Vũ chia sẻ. 

Theo bác sĩ Vũ, không nên ăn nhiều rau muống muối chua. Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Vũ, không nên ăn nhiều rau muống muối chua. Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Vũ, không chỉ rau muống mà hầu hết các loại rau muối chua đều chứa nhiều muối và đường. Việc ăn muối và đường nhiều trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, mỡ máu, tăng lượng đường trong máu sẽ làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, tiểu đường, bệnh thận.

Ngoài ra, việc chúng ta ăn với lượng nhiều dưa muối trong một lần, nhất là khi ăn khi bụng đói sẽ dễ gây kích thích tăng tiết axit dạ dày, làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, dễ dẫn đến viêm loét dạ dày có sẵn.

Rau muống hay chứa ký sinh trùng, cần rửa sạch, chế biến chín mới ăn

Bác sĩ vũ cũng lưu ý, rau muống là cây rau giá rẻ, ăn tốt cho sức khỏe nhất là vào mùa hè. Rau muống luộc lấy nước, vắt chanh ăn có tác dụng thanh nhiệt tốt. Tuy nhiên, rau muống thường chứa ký sinh trùng sán lá ruột có tên fasciolopsis buski, có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Ký sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nước ta, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Nếu ăn rau muống sống, các ký sinh trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Rau muống sống ở dưới nước nên dễ nhiễm các loại ký sinh trùng. Ảnh minh họa.

Rau muống sống ở dưới nước nên dễ nhiễm các loại ký sinh trùng. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, hiện nay rau muống cũng được nhiều người trồng sử thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng để chăm sóc, nếu ăn phải loại rau này có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Vì vậy, chúng ta cần: 

-  Rửa sạch từng ngọn rau muống.

-  Ngâm rau muống vào nước muối loãng trước khi nấu.

- Tốt nhất là rửa sạch rau muống sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn (lượng thuốc sâu sẽ bị phân hủy bớt).

- Hạn chế ăn rau muống sống (nhất là rau muống chẻ ngọn).

- Ăn rau chín kỹ (không ăn rau muống luộc, nấu vẫn còn tái).

- Với rau muống muối chua thì chỉ nên ăn một lượng vừa đủ.

12 loại rau giúp bài tiết insulin tự nhiên, điều hòa đường huyết, chợ Việt lúc nào cũng bán
Huyết áp, tiểu đường có thể dẫn đến nhiều bệnh trong đó có đột quỵ, tim mạch. Ngoài tập luyện, bổ sung dinh dưỡng và có chế độ ăn nhiều rau xanh cũng...

Các loại rau củ giàu dinh dưỡng

Theo DIỆU THUẦN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ