"Công trình phụ" thay đổi kinh khủng khi mang thai liệu có thể trở lại như cũ sau sinh?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 23/09/2021 15:49 PM (GMT+7)

Việc mang thai khiến cơ thể thay đổi rất nhiều, liệu điều này có ảnh hưởng và nguy hiểm gì? Ths.BS Tạ Việt Cường - Phó giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 sẽ giải đáp thắc mắc này.

Thanh Thảo (thaoacv1212@gmail.com)

Tôi đang mang thai tháng thứ 5. Suốt quá trình từ khi mang thai đến giờ, tôi cảm nhận cơ thể thay đổi rất nhiều, nhất là ở phần phụ. Vấn đề này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không thưa bác sĩ? Sau khi sinh xong liệu tôi có trở về được vóc dáng như xưa không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

amp;#34;Công trình phụamp;#34; thay đổi kinh khủng khi mang thai liệu có thể trở lại như cũ sau sinh? - 1
Ths.BS Tạ Việt Cường

Làm mẹ là niềm vui, là thiên chức của người phụ nữ và những thay đổi của cơ thể khi mang thai là điều tất yếu. Vấn đề thường gặp nhất là đau lưng, ngoài ra còn có các vấn đề khác liên quan như tim mạch, nội tiết, thần kinh… Bộ phận thay đổi nhiều nhất ở cơ thể người phụ nữ trong quá trình mang thai và sau sinh là khu vực khung chậu, tiểu khung và tầng sinh môn.

Sau sinh, khung chậu của người phụ nữ sẽ giãn rộng, do ảnh hưởng của nội tiết khi mang thai làm khung xương mềm, rộng hơn để chờ em bé ra đời. Ưu điểm của việc thay đổi này là làm cho người phụ nữ có đường cong một cách tự nhiên, có vòng 3 đầy đặn hơn.

Tuy nhiên, nhược điểm khi xương chậu giãn rộng và hệ thống dây chằng, mạc treo, mạc giữ của khung chậu cũng giãn rộng (hệ thống nâng đỡ) và sau khi sinh xong thì mức độ co lại sẽ không thể được như ban đầu. 

Bình thường khi không mang thai, tử cung, bàng quang và trực tràng có kích thước và trọng lượng rất nhỏ. Khi mang thai, kích thước tử cung tăng gấp 9 lần, trọng lượng tử cung có thể lên đến 8-10kg. 

Một em bé chào đời sẽ trải qua hành trình đi từ tử cung, qua ống sinh dục (nong rộng ống âm đạo từng cm) để ra ngoài, mà cơ quan này ban đầu vốn là một khoang ảo, khi khám thường chỉ cho 2 ngón tay vào đã thấy khó chịu. 

Tuy nhiên, khi mẹ đẻ thường, đầu em bé phải tầm 9-10cm nên sẽ làm ống sinh dục rộng hơn, mềm hơn và sau sinh khi khám cho > 3 ngón tay vào vẫn vừa. Ngoài ra, việc sinh nở cũng làm hệ thống dây chằng, tổ chức liên kết của vùng tiểu khung sẽ bị giãn ra (có thể còn bị rách từng phần) nên sẽ yếu đi và càng sinh thường nhiều lần thì hệ thống này càng suy yếu. 

amp;#34;Công trình phụamp;#34; thay đổi kinh khủng khi mang thai liệu có thể trở lại như cũ sau sinh? - 2

Phụ nữ mang thai sẽ có nhiều thay đổi nhất là phần phụ, khung xương chậu.

Phụ nữ càng mang thai nhiều lần thì hệ thống nâng đỡ này càng yếu, từ đó dẫn đến nguy cơ són tiểu, sa sinh dục càng nhiều, mức độ sa ở mỗi người cũng khác nhau: có thể sa thành bàng quang vào thành trước âm đạo, sa ruột vào thành sau và sa túi cùng âm đạo… Ngoài ra còn có thể tổn thương cơ thắt do bị đứt trong quá trình sinh thường, tác động nhẹ nhất của phụ nữ sau sinh đó là âm đạo bị giãn rộng ra. 

Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng do sàn chậu suy yếu trong quá trình mang thai và sinh con, chị em cần có trang bị kiến thức để bảo vệ bản thân, bảo vệ các cơ và tổ chức ở vùng sàn chậu. Cụ thể: 

- Tập đều đặn bài tập Kegel từ khi chưa mang thai. Việc này giúp cơ ở vùng chậu có khả năng đàn hồi tốt hơn, giảm tổn thương đứt cơ trong quá trình sinh con, tăng cường khả năng co giãn để nâng đỡ tử cung khi mang thai.

- Sử dụng đúng cách và đúng loại đai hỗ trợ bên ngoài có tác dụng nâng đỡ, giảm áp lực lên các cơ đáy chậu khi đi bộ, khi đứng lâu. Hạn chế đi lại nhiều, dùng đai đến hết 6 tuần sau sinh. 

Việc dùng đai hỗ trợ còn giúp giảm áp lực lên cột sống trong suốt quá trình mang thai, giúp ổn định tư thế cột sống, cột sống không bị quá cong ra trước gây ra những tổn thương không hồi phục sau khi mang thai. 

- Nên có thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục sau mỗi lần sinh con, khoảng >2 năm.

Có phải vì cô bé của vợ không còn khít khìn khịt như hồi mới cưới nên chồng mất hứng?
Bác sĩ phụ khoa sẽ giải đáp thắc mắc tế nhị của chị em khi vùng kín giãn rộng hơn, không còn khít khao sau 2 lần sinh nở.

Quan hệ tình dục

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ths.Bs.Tạ Việt Cường