Khi thấy xuất hiện nhiều muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nhiều gia đình mua thuốc về tự phun để diệt muỗi, phòng bệnh liệu có hiệu quả? TS Nguyễn Văn Dũng - Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương sẽ giải đáp thắc mắc này.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng hiện đang là Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
Gần đây tôi nghe nói số người mắc sốt xuất huyết gia tăng, thực tế khu nhà tôi ở cũng xuất hiện rất nhiều muỗi, mưa nhiều nước không thoát đi được nên muỗi phát triển mạnh.
Trong khu vực tôi ở chưa có ca mắc nào, nhưng nhiều nhà chủ động tự phun thuốc để diệt muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết, hiện chỉ còn nhà tôi là chưa phun mặc dù đã mua thuốc. Điều tôi lo ngại nhất là phun thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng mọi nhà phun mà tôi không phun, muỗi sẽ tập trung hết ở nhà tôi.
Tôi có nên phun thuốc như các hộ gia đình khác, khi phun phải làm như thế nào để không bị ảnh hưởng của thuốc?
Theo thông tin bạn cung cấp, tôi khuyên gia đình bạn không nên tự phun thuốc muỗi theo phong trào ở khu dân cư như vậy. Thứ nhất, khu bạn ở dù có muỗi nhưng chưa có ca bệnh lưu hành, vì thế việc phun thuốc là không cần thiết. Hiện nay, phun thuốc diệt muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết chỉ diễn ra khi có dịch.
Thứ hai, kể cả khi có dịch lưu hành, bạn cũng không tự ý phun thuốc diệt muỗi, nên thuê hoặc thông báo cho người có chuyên môn, được đào tạo đến phun. Phương pháp phun thuốc diệt muỗi chủ yếu hiện nay là phun sương dạng hạt có khối lượng siêu nhỏ, nhằm diệt những con muỗi trưởng thành. Tuy nhiên, biện pháp này mang tính tạm thời, có hiệu quả từ 1-2 tiếng. Khi phun thuốc mọi người thường phun trên tường, bề mặt rộng trong khi muỗi ẩn nấp ở nơi tối, quần áo đã mặc nên không có chuyện muỗi bay từ nhà nọ, sang nhà kia để trốn bị phun thuốc.
Để đạt được hiệu quả khi phun thuốc, quan trọng nhất là chọn thuốc được cấp phép, pha thuốc theo đúng tỉ lệ nên cần người có chuyên môn thực hiện hoặc hướng dẫn. Nhiều gia đình cho rằng, phun càng đậm đặc càng diệt muỗi tốt là sai lầm, điều này khiến muỗi kháng thuốc, sẽ không hiệu quả trong việc diệt muỗi.
Tự ý phun thuốc diệt muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết là sai lầm thường gặp. Ảnh minh họa.
Để phòng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, diệt bọ gậy, loăng quăng là biện pháp tối ưu nhất. Bởi khi phun thuốc muỗi xong, trong nhà vẫn có bọ gậy, loăng quăng ở các hốc chứa nước thì chỉ 1-2 tiếng chúng sẽ lớn thành muỗi, bắt đầu chu kỳ mới để tấn công con người. Đây là lý do việc phun thuốc diệt muỗi ít hiệu quả trong quá trình phòng chống sốt xuất huyết.
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người thường xuyên kiểm tra xem quanh nhà có ổ bọ gậy, loăng quăng hay không. Nếu thấy muỗi xuất hiện trong nhà, người dân có thể sử dụng vợt điện để diệt muỗi. Ngoài ra, cần mặc quần áo dài, đi tất và mắc màn khi ngủ.
Để đảm bảo an toàn khi phun thuốc diệt muỗi tại gia đình, tốt nhất nên phun vào buổi sáng, đến chiều về mở thoáng cửa, vệ sinh đồ đạc cá nhân thật kỹ lưỡng. Trường hợp phun vào buổi chiều thì lượng hóa chất còn tồn dư trong không gian, đồ đạc, vì thế tốt nhất không nên ở trong nhà ngay sau khi phun, nhất là trẻ nhỏ nên tìm nơi khác an toàn để lưu trú.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục có xu hướng gia tăng, dự báo thời gian tới bệnh có những diễn biến phức tạp khi tình trạng mưa nhiều diễn ra tại nhiều nơi.
Thống kê tại TP Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận gần 8000 ca mắc mới, tại 30/30 quận, huyện, không có ca tử vong.
Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, thống kê cho thấy số ca mắc tăng cao hơn nhiều lần so với cùng kỳ năm trước. Tính đến đầu tháng 7/2024, toàn tỉnh ghi nhận 565 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố, chủ yếu tại TP Huế, tăng 4,9 lần so với cùng kỳ năm 2023. Riêng tháng 6/2024, toàn tỉnh có 193 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue (tăng 67 ca so với tháng 5/2024 và tăng 5,7 lần so với cùng kỳ tháng 6/2023). Đây là tháng có ca mắc cao nhất kể từ đầu năm.
Tại tỉnh Lâm Đồng, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue (SXHD) liên tục tăng từ đầu năm 2024 đến nay, khi ghi nhận 2.162 ca mắc (so với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc sốt xuất huyết tăng 1.200 ca), trong đó có 1 ca tử vong tại thành phố Bảo Lộc.
Tin liên quan
Xuất xuất huyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nguy cơ biến chứng và tăng nặng ở mỗi độ tuổi lại khác nhau, vì thế việc phòng bệnh rất...
Việc ăn uống và sinh hoạt cân bằng trong dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa không bị đảo lộn nhịp sinh học của...
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất.
Toàn tỉnh TT-Huế ghi nhận có hơn 180 ca sốt xuất huyết tính từ đầu năm đến nay, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại địa bàn tập trung nhiều...
Tin bài cùng chủ đề Sốt xuất huyết
Trong vòng một tuần qua, Hà Nội ghi nhận 284 ca mắc sốt xuất huyết, toàn thành phố hiện vẫn còn 39 ổ dịch đang hoạt động.