Từng mang tiếng dạy con như “phát xít”, bác sĩ chữa ung thư nay tự hào khi hai con đều tốt nghiệp trường y

DIỆU THUẦN - Ngày 15/06/2024 14:00 PM (GMT+7)

Được chứng kiến những việc ba làm với các bệnh nhân mắc ung thư từ nhỏ, con trai và con gái bác sĩ Tiến quyết tâm theo học ngành y. Nhưng để con có thể thực hiện được ước mơ, vị bác sĩ đã đóng vai một người cha khó tính.

Cả con trai, con gái cùng chọn học bác sĩ vì tự hào về ba

Mới đây, BS.CKII Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại Phụ Khoa, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã chia sẻ niềm vui khi con gái út (bác sĩ Đăng Uyên) thông báo đã tốt nghiệp Đại học Y khoa Răng Hàm Mặt lên trang cá nhân. “Giọt nước mắt thật sự của bậc làm cha mẹ đã rơi khi hay tin đứa con gái rượu báo tin đã tốt nghiệp ra trường rồi. Nhìn lại thật sự giật mình vì thời gian qua nhanh quá.

Bác sĩ Tiến và con gái. Ảnh: BSCC.

Bác sĩ Tiến và con gái. Ảnh: BSCC.

Mới hôm nào đứa trẻ bế bồng, chập chững từng bước đi, bập bẹ từng câu nói, hằng ngày đưa đón trước cổng trường tiểu học, trung học và cửa đại học. Mà bây giờ con đã là một thiếu nữ có bước đi vững vàng trong cuộc sống, được mọi người nhắc đến với một cái tên hết sức cao quý: Bác sĩ.

Xin chúc mừng con gái “rượu”. Con hãy cứ yên tâm bước đi về phía trước, bởi ba sẽ luôn bên cạnh và dõi theo con mỗi ngày. Con gái hãy cứ bay cao bay xa, hãy cứ mạnh dạn mà làm những gì con muốn, dù vấp ngã cũng đã có ba ở ngay kề bên”, bác sĩ Tiến viết trong niềm tự hào về con.

Chúng tôi được gặp bác sĩ Tiến trưa ngày 14/6 tại văn phòng làm việc ở khoa Ngoại Phụ Khoa. Cả buổi sáng, hết đến từng phòng thăm hỏi người bệnh, tới khám, tư vấn cho từng bệnh nhân, bác sĩ Tiến như không còn thời gian uống nước. “Hôm nay là cuối tuần nên phải hội chẩn toàn khoa, hội chẩn thêm cho những ca nặng, lên chương trình mổ cho tuần tới, kết hợp làm thêm cho cả ngày thứ 7, chủ nhật nữa nên công việc nhiều hơn”, bác sĩ Tiến chia sẻ.

Nghe nhắc đến các con, đôi mắt vị bác sĩ ánh lên hạnh phúc: “Cả 2 con tôi đều đi theo nghề bác sĩ. Con trai tôi (bác sĩ Đăng Khoa) đang làm việc tại Bệnh viện Ung bướu, năm tới sẽ tốt nghiệp thạc sĩ y khoa. Trước đây, tôi thường hay nói với con gái, biết khi nào con chăm sóc răng miệng cho ba được đây. Bây giờ, tôi sắp được con gái “rượu” chăm sóc răng miệng cho rồi”.

BS.CKII Nguyễn Văn Tiến. Ảnh: BSCC.

BS.CKII Nguyễn Văn Tiến. Ảnh: BSCC.

Bác sĩ Tiến sinh ra trong một gia đình khó khăn ở TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ban đầu, anh có ước mơ trở thành công an hoặc bộ đội, vì hai ngành này học đại học không tốn tiền học phí. Năm 1982, khi chứng kiến cậu em út mất trên tay mình vì bệnh sốt xuất huyết, anh muốn trở thành bác sĩ. Cũng vì vậy, anh bị ba đánh, bởi “con nhà nghèo lại thích làm bác sĩ”.

Nhưng nhờ “cây roi thần thánh” của ba, anh càng quyết tâm đi đậu vào Trường đại học Y Dược TP.HCM vào năm 1984 và trở thành một bác sĩ giỏi, có tâm, đồng cảm với người bệnh.

Hiện bác sĩ Tiến được mệnh danh là “sát thủ” hàng đầu trong lĩnh vực điều trị ung thư phụ khoa và phẫu thuật những khối u, bướu phụ khoa khổng lồ. Những năm qua, ngoài làm công việc cứu người, vị bác sĩ còn thường xuyên kêu gọi giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có thêm chi phí trong hành trình điều trị ung thư.

Nghe tên bác sĩ Tiến, rất nhiều người không may mắc ung thư phụ khoa nhắc đến bằng sự ngưỡng mộ, kính trọng và biết ơn. Cũng vì được chứng kiến những điều này, bác sĩ Đăng Khoa và bác sĩ Đăng Uyên rất hãnh diện khi được làm con bác sĩ Tiến.

Bác sĩ Tiến chụp ảnh cũng con trai và con gái. Ảnh: BSCC.

Bác sĩ Tiến chụp ảnh cũng con trai và con gái. Ảnh: BSCC.

Bác sĩ Đăng Khoa từng nói: “làm bác sĩ như ba không giàu, nhưng được nhiều người tôn trọng”. Còn bác sĩ Đăng Uyên chia sẻ trên trang cá nhân trong ngày tốt nghiệp đại học: “Cảm ơn ba mẹ thật nhiều! Tuy hay giận nhau với mẹ nhưng mẹ vẫn luôn hỏi han mỗi ngày con có vui không, có ăn no, về nhà chưa? Đôi lúc con rất thấy phiền vì con đã lớn mà vẫn được mẹ quan tâm. Nhưng mà, mỗi sớm mai, nghe được tiếng mẹ kêu mẹ la là con biết mình hạnh phúc biết bao. Cảm ơn ba, tuy ba không gần gũi hay tâm sự gì nhiều, có lẽ ba không hiểu hoàn toàn về con nhưng với con được làm con của ba là điều đáng tự hào nhất trong đời - một bác sĩ với bao nỗ lực bao cố gắng để có được như hôm nay”.

Đặt ra quy định con phải học bài ở nhà đến 12 giờ đêm, giám sát qua camera

Bác sĩ Tiến cho biết, cả hai con chọn theo học bác sĩ là vì ngưỡng mộ ba nên quyết tâm theo đuổi từ nhỏ. Vợ chồng anh hoàn toàn không tác động gì cả. Nhưng với một người làm cha, lại là một bác sĩ, anh biết để được vào trường Y là rất khó.

Từng chứng kiến nhiều gia đình, cha mẹ thành đạt, nổi tiếng nhưng các con học hành dang dở, nghiện hút… khi mọi chuyện vỡ lở thì đã muộn. Bác sĩ Tiến rất sợ hai con mình cũng "hư" thì chính bản thân mình sẽ chỉ hối hận, không xứng đáng với con. Vì vậy, trong nhà, bác sĩ Tiến sẽ là người "đóng vai ác" đặt ra quy định để uốn nắn, sát sao con.

“Một đứa trẻ sinh ra là một tờ giấy trắng, ba mẹ phải chăm bón, nuôi dạy, uốn nắn mới thành người được. Cũng giống như một cái cây, nó thẳng, cong hay ra hình hài gì thì sẽ do người trồng uốn nắn từ khi nó còn nhỏ. Khi cây lớn lên, cứ đà đó, nền tảng có sẵn sẽ cứ vậy phát triển, vươn lên”, bác sĩ Tiến chia sẻ.

img alt src/upload/2-2024/images/2024-06-14/gia-d--nh-b--c-s---ti---n-1718375308-810-width780height585.jpg stylewidth: 680px; height: 510px; /

Từng mang tiếng dạy con như “phát xít”, bác sĩ chữa ung thư nay tự hào khi hai con đều tốt nghiệp trường y - 5 

Gia đình bác sĩ Tiến chụp ảnh cùng nhau. Ảnh: BSCC.

Trong việc học của 2 con, vợ chồng bác sĩ Tiến không hướng cho con đi du học, mà định hướng cho các con học ở các trường chuyên có tiếng ở TP.HCM. Điều đặc biệt, vợ chồng bác sĩ thường cho con học kiến thức trước tại nhà để lên lớp con sẽ học dễ hiểu, tiếp thu nhanh hơn, từ đó có thể mở rộng ra nhiều hơn. “Nếu con đang học lớp 4, khi học ở lớp sẽ học kiến thức lớp 4, còn buổi tối sẽ đi học kiến thức lớp 5. Đang học lớp 12, tôi sẽ luyện cho con chương trình thi đại học. Các môn tôi cho con học kiến thức trước là toán, lý, hóa, sinh để chuẩn bị cho con có thể thi đậu vào trường y. Tôi chuẩn bị kiến thức cho con trước là chuẩn bị sẵn cái nền cho con, hướng cho con ngay từ đầu. Nếu vừa thi xong tốt nghiệp THPT, còn 2-3 tháng nữa để ôn luyện vào đại học sẽ rất khó đậu”, bác sĩ Tiến giải thích.

Bác sĩ Tiến cũng đặt ra quy định, mỗi ngày con phải học đến 12 giờ đêm mới được nghỉ. Trong phòng học của con sẽ được lắp camera để đi làm, đi công việc anh có thể giám sát việc học của con từ xa. “Hôm nào đi công việc, quan sát qua camera thấy con không có ở bàn học khi chưa đến 12 giờ tôi sẽ nhắc ngay. Đến là con đưa ra lý do thuyết phục mới được”, bác sĩ Tiến chia sẻ.

Hay các con đi đâu chơi, làm gì là phải báo cho ba mẹ biết, nhất là đối với bác sĩ Đăng Uyên. Việc yêu đương trong độ tuổi học trò và sinh viên của con, bác sĩ Tiến không cấm nhưng luôn khéo léo nhắc con cần tập trung việc học nhiều hơn.

Cũng vì có phương pháp dạy con như vậy, bác sĩ Tiến bị nhiều nói quá khắt khe với con hay dạy con theo kiểu “phát xít”. “Với tôi thì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Việc dạy con cũng vậy, không nhà nào giống nhà nào, không thể áp dụng một cách dạy cho mọi đứa trẻ được. May mắn, cả hai đứa con của tôi đều ngoan, luôn nghe theo những lời ba mẹ chỉ dạy, ít khi cãi lại hay làm trái ý”.

Bác sĩ Đăng Khoa cũng thường xuyên đi làm từ thiện như ba. Ảnh: BSCC.

Bác sĩ Đăng Khoa cũng thường xuyên đi làm từ thiện như ba. Ảnh: BSCC.

Ngày chủ nhật, dù bận việc gì cũng phải về nhà

Bác sĩ Tiến thừa nhận, trong cách nuôi dạy các con cũng có lúc anh phạm sai lầm khiến con trai, con gái buồn. Điều anh luôn tự răn mình là bản thân luôn phải gương mẫu, có uy tín với các con.

Theo bác sĩ Tiến, con cái sẽ ảnh hưởng từ lối sống, cách hành xử, việc làm, lời nói của cha mẹ. Nếu cha mẹ có lối sống sai lầm, lừa gạt, làm việc trái với lương tâm sẽ khó dạy được con. Trong mối quan hệ vợ chồng, nếu không hạnh phúc, thường xuyên mâu thuẫn, để xảy ra bạo lực gia đình con cái sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Vì vậy, bác sĩ Tiến và vợ đặt rguyên tắc, mỗi khi có chuyện không vừa lòng thì phải "đóng cửa bảo nhau", không được to tiếng, cãi nhau, chì chiết trước mặt con. 

Cả gia đình bác sĩ Tiến sẽ cùng nhau đi ăn vào ngày chủ nhật mỗi tuần. Ảnh: BSCC.

Cả gia đình bác sĩ Tiến sẽ cùng nhau đi ăn vào ngày chủ nhật mỗi tuần. Ảnh: BSCC.

Những ngày trong tuần, gia đình bác sĩ Tiến ai cũng bận làm việc, thời gian lại trái ngược nhau. Vì vậy, bác sĩ Tiến và vợ đặt ra quy định, ngày chủ nhất phải cùng nhau đi ăn, đi xem phim hay đi dã ngoại cùng nhau, trừ trường hợp bất khả kháng. Theo bác sĩ Tiến, việc cả gia đình dành thời gian bên nhau vào ngày cuối tuần sẽ tạo nên sự ấm cúng, vui vẻ, hạnh phúc hơn. Còn các con sẽ luôn nghĩ, gia đình là nhất nên đi đâu, làm gì cũng nghĩ đến việc sẽ phải về nhà.

Mỗi cuối tuần bác sĩ Đăng Khoa và bác sĩ Đăng Uyên sẽ phụ trách việc tìm nhà hàng, quán ăn, nơi xem phim… để cả nhà cùng đi giải trí. Dù có đôi lần cả nhà đi ăn món bản thân không thích, bác sĩ Tiến vẫn vui vì nhìn thấy vợ con ăn ngon miệng, cười nói vui vẻ. Điều vị bác sĩ luôn nhắc các con, nếu đã chọn làm trong ngành y thì ngoài trở thành một bác sĩ giỏi hãy còn là một bác sĩ có tâm, luôn đồng cảm với người bệnh.  

Từng mang tiếng dạy con như “phát xít”, bác sĩ chữa ung thư nay tự hào khi hai con đều tốt nghiệp trường y - 8

Sau câu nói 5 từ của mẹ vợ tương lai, chàng sinh viên ngành y quyết chọn làm bác sĩ sản phụ khoa
Sau khi đi thực tập tại một bệnh viện nhi, được khám cho nhiều em nhỏ, TS.BS Bùi Chí Thương muốn làm bác sĩ nhi. Nhưng khi nghe mẹ người yêu phân...

Gia đình thứ nhất

Theo DIỆU THUẦN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chân dung bác sĩ