3 năm đi làm xa, tôi hoảng hốt khi vợ có 2 con sinh đôi, thấy chồng về còn run tay đánh rơi chậu quần áo

Thảo Nguyên - Ngày 25/03/2023 00:00 AM (GMT+7)

Tôi dự tính về sẽ xây cái nhà và cùng nhau kinh doanh quán ăn để bù đắp những vất vả cho vợ mấy năm qua.

Vợ chồng tôi đều ở quê nên sau khi học xong cấp 3, cả 2 đi làm vài năm thì kết hôn. Chúng tôi làm đám cưới khi mới 22-23 tuổi. Lúc ấy, 2 vợ chồng đều làm công nhân cho nhà máy sản xuất phụ kiện điện thoại gần nhà. Lương tháng của cả 2 cộng lại chỉ được khoảng 11-12 triệu đồng.

Vì thu nhập thấp, nhà cửa chưa đâu vào đâu nên sau cưới 2 vợ chồng chưa dám sinh con. Bố mẹ còn cho 2 đứa ra ở riêng trong 1 ngôi nhà cấp 4 đầu làng để tự lập nên 2 vợ chồng xác định kinh tế ổn định mới có con.

Tôi cũng đồng tình với vợ điều này. Nhưng dù tằn tiện chi tiêu, vợ chồng cũng chẳng để ra được là bao. Đang loay hoay tính kế làm ăn, một người bạn của tôi rủ đi xuất khẩu lao động. Thấy bạn kể về các khoản lương thưởng kiếm được ở bên đó, tôi cũng ham bàn với vợ vay mượn tiền sang đó làm.

Vợ tôi cũng thương chồng và hiểu chuyện lắm. (Ảnh minh họa)

Vợ tôi cũng thương chồng và hiểu chuyện lắm. (Ảnh minh họa)

Chồng đi làm xa, vợ tôi buồn lắm. Nhưng tôi cứ động viên cô ấy rằng 3,5 năm sẽ rất nhanh chóng thôi. Lúc ấy vợ chồng cũng có 1 khoản để xây căn nhà 2 tầng nhỏ rồi có tí vốn sẽ mở tiệm bán đồ ăn. Cuộc sống sẽ thoải mái hơn bây giờ.

Vợ tôi cũng thương chồng và hiểu chuyện lắm. Sang bên đó, tôi đi làm trong 1 nhà máy lương khá cao nhưng hơi buồn. Dù vậy tôi cũng chấp nhận hy sinh. Vợ chồng cũng thường xuyên liên hệ với nhau dù lệch múi giờ. Lần nào cô ấy cũng kêu buồn và chán vì ở nhà không có con cái.

Thấm thoắt cũng đã đến thời gian tôi về nước. Để vợ bất ngờ, tôi chẳng đề cập đến chuyện này. Cô ấy hỏi tôi còn trêu có khi xin gia hạn làm thêm ít nữa mới về. Tôi dự tính về sẽ xây cái nhà và cùng nhau kinh doanh quán ăn để bù đắp những vất vả cho vợ mấy năm qua.

Nhưng lúc vừa về đến nhà, tôi tí nữa không nhận ra vợ nữa. Tôi cứ đứng như trời trồng tại chỗ nhìn cô ấy đang tắm cho 2 đứa bé sinh đôi tầm gần 1 tuổi. Đã vậy 2 bé kia còn giống cô ấy lắm. Sau đó cô ấy còn giặt đồ và mang chậu quần áo ra sân phơi rồi cưng nựng gọi chúng là con.

Khỏi phải nói tôi sốc thế nào khi nhìn cảnh đó. Còn cô ấy thấy tôi đứng ngoài cổng nhìn vào thì run tay đánh rơi cả chậu quần áo. Tôi lắp bắp quát:

“Thế này là như nào, 2 đứa bé kia là con em à? Chúng giống em y hệt”.

Vợ tôi xanh mặt, lúng túng kể đây là 2 đứa con nhà người bạn của cô ấy ở làng bên. Cô ấy bị hiếm muộn, dự trữ buồng trứng quá thấp nên không thụ thai được phải xin trứng của vợ tôi. Thương tình vợ tôi cũng cho trứng nên vợ chồng họ thụ tinh nhân tạo sinh được 2 đứa bé này.

Vợ tôi cũng nhận 2 đứa bé là con nuôi. (Ảnh minh họa)

Vợ tôi cũng nhận 2 đứa bé là con nuôi. (Ảnh minh họa)

Từ đó biết ơn vợ tôi, vợ chồng họ thường xuyên qua lại như người thân trong nhà. Vợ tôi cũng nhận 2 đứa bé là con nuôi. Mỗi khi vợ chồng họ bận việc hay cuối tuần biết vợ tôi ở nhà thì họ cho 2 bé sang đây chơi đến tối mới đón về. Cô ấy bảo không nói với tôi chuyện này vì sợ tôi không đồng ý.

Nghe vợ nói mà tôi càng tức giận. Sao cô ấy lại tự tiện cho trứng của mình cho người khác. Cô ấy nói vậy thì tôi chỉ biết thế, ai biết được sự thật thế nào? Giờ tôi mới nghe đến việc xin trứng người khác để sinh con nhưng cô ấy bảo tôi lạc hậu quá, giờ nhiều người không có khả năng làm mẹ đều làm vậy mà. Thực hư của việc xin trứng này thế nào, mọi người có biết không?

Tiêu chuẩn của người cho trứng

Theo qui định của pháp luật về "Sinh con theo phương pháp khoa học", người cho trứng phải thoả các điều kiện sau:

- Tuổi từ 18-35.

- Không có quan hệ huyết thống với chồng người nhận.

- Đã có gia đình.

- Con nhỏ nhất lớn hơn 12 tháng.

- Chưa từng cho trứng.

- Không mắc bệnh lý nội khoa, bệnh lây lan qua đường tình dục, bệnh lý di truyền.

- Không nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai.

- Chức năng buồng trứng bình thường dựa vào xét nghiệm và siêu âm.

- Không có tiền căn phẫu thuật trên buồng trứng, tử cung.

- Không có bệnh lý tại buồng trứng, vú.

- Không đang cho con bú.

Quy trình xin cho trứng

- Xác nhận có cần thiết phải thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với trứng hiến hay không.

- Khảo sát người cho có đủ điều kiện hiến trứng hay không.

- Tư vấn cho vợ chồng người cho, vợ chồng người nhận qui trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với trứng hiến, qui định của pháp luật và ký xác nhận đồng ý.

- Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm; người hiến trứng sẽ được dùng thuốc kích thích buồng trứng cho đến khi trứng trưởng thành, vào ngày chọc hút trứng của người cho, người chồng của người nhận cũng sẽ được lấy tinh trùng để tạo thành phôi. Phôi này sẽ được chuyển vào tử cung người nhận.

Sắp ăn hỏi mẹ chồng dắt vào nhà rồi chỉ một người, sau phút ngỡ ngàng tôi hủy hôn luôn
Dù vừa mới qua ngày ăn hỏi tuần nay thôi, mọi người vẫn còn xì xào ghê lắm nhưng tôi vẫn thấy mình quyết định đúng đắn.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu