Bác sĩ nam thần Trần Vũ Quang: "Mang thai to là "cái phúc" lấy đi nước mắt bao gia đình"

Ngày 22/06/2018 09:15 AM (GMT+7)

Đa số mọi người đều hi vọng sinh được một “đứa trẻ to béo” nhưng trên thực tế không phải thai to là tốt.

Gần đến ngày sinh, đã bao mẹ bầu được bác sĩ chỉ định phải mổ đẻ vì em bé trong bụng mẹ đã nặng quá khối lượng so với những bé bình thường. Mẹ bầu thì lo lắng nhưng gia đình chồng lại hồ hởi vì cục cưng nặng ký.

Đã rất nhiều trường hợp, các gia đình cảm thấy vô cùng sung sướng khi thấy con, cháu mình mang thai to và nghĩ đó là cái phúc của gia đình mình rồi lại cố “nhồi nhét” cho các mẹ bầu ăn thật nhiều, gấp 2 - 3 lần ngày thường sao cho con càng to càng tốt. Tâm lý thường gặp là con có to khỏe mới dễ nuôi, nhiều sức đề kháng. Nhưng thực tế không phải như vậy.

Thế nào được coi là thai nhi to?

Đa số mọi người đều hi vọng sinh được một “đứa trẻ to béo”, nhưng trên thực tế không phải thai to là tốt, nếu thể trọng thai nhi quá to đối với phụ nữ mang thai và thai nhi đều rất bất lợi, thậm chí rất nguy hiểm.

Y học gọi những đứa trẻ có thể trọng khi sinh ra vượt quá 4000 gram là thai to, thai to chiếm tỷ lệ 5%, trong đó những thai to có thể trọng hơn 4500 gram là 0,4-0,9%. Sự xuất hiện thai to một mặt có liên quan đến di truyền, những ông bố bà mẹ cao lớn thì con của họ cũng sẽ to lớn.

Bác sĩ nam thần Trần Vũ Quang: amp;#34;Mang thai to là amp;#34;cái phúcamp;#34; lấy đi nước mắt bao gia đìnhamp;#34; - 1

Thai to, nặng cân không có nghĩa là thai khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Một mặt khác có liên quan đến chế độ ăn uống của mẹ, nếu mẹ ăn nhiều, hấp thụ một lượng lớn protein thì thể trọng thai nhi sẽ tăng nhanh, đây là những hiện tượng bình thường. Nhưng cũng có một số trường hợp phụ nữ mang thai và thai nhi có bệnh nên làm cho thể trọng của trẻ tăng lên, ví dụ như mẹ mắc bệnh tiểu đường.

Xem thêm video: Chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai

Những nguy hiểm khi thai to 

Tỷ lệ tử vong khi sinh nở những đứa trẻ có thể trọng lớn là khá cao, đồng thời còn có một số nguy hiểm sau:

Trẻ sơ sinh bị ngạt thở: Do thai quá to nên khi sinh qua đường âm đạo sẽ khó khăn, thời gian bị ép kéo dài, thai nhi sẽ bị thiếu oxy dẫn đến xuất huyết não gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ sơ sinh bị thương do sinh đẻ: Những tổn thương phần cứng như đầu thai nhi bị đè trong xương chậu gây ra tụ máu não, phần vai có thể bị gãy xương đòn, xương cánh tay… Thai to, bụng cũng phình to, khi chịu đè nén thì các cơ quan nội tạng sẽ dễ vỡ và chảy máu.

Hạ đường huyết: Thường gặp khi người mẹ mắc bệnh tiểu đường do vậy Insulin của thai nhi cũng tăng cao, vì vậy thai nhi phát triển nhanh, sau khi sinh, cuống rốn bị hẹp sẽ cắt đứt nguồn cung cấp Glucozo mà Insulin vẫn cao, do đó hạ đường huyết sẽ diễn ra từ 1 tiếng đầu đến 1 tuần sau sinh, nếu không xử lí kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Bác sĩ nam thần Trần Vũ Quang: amp;#34;Mang thai to là amp;#34;cái phúcamp;#34; lấy đi nước mắt bao gia đìnhamp;#34; - 2

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ dễ dẫn đến thai to và em bé sinh ra cũng có nguy cơ cao bị tiểu đường. (Ảnh minh họa)

Hồng cầu tăng và chứng dính huyết: Sau sinh thiếu Oxy, máu chảy từ đế cuống rốn vào thai nhi làm dung lượng máu tăng lên, khi vượt quá mức độ tiếp nhận thì hồng cầu sẽ tăng. Huyết dịch cô lại và tăng khả năng kết dính.

Thai nhi to còn nguy hiểm với người mẹ

Nếu thai nhi to, cổ tử cung lớn sẽ gây chèn ép cơ hoành làm mẹ bầu dễ mệt mỏi, khó thở. Tử cung to cũng chèn ép vào tĩnh mựng vùng chậu, gây phù chân.

Quá trình chuyển dạ của mẹ bầu có thể gặp khó khăn, kéo dài đưa đến vỡ tử cung, băng huyết sau khi sinh, nặng hơn có thể dẫn đến suy thai.

Đầu thai nhi to, không lọt thấp, gây rối loạn cơn gò, thường là cơn gò cường tính, dễ gây vỡ tử cung của thai phụ. Nếu đầu thai nhi lọt thấp xuống thì cũng diễn tiến chậm trong quấ trình sinh nở. Đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, bướu huyết thanh to. Khi đầu đã sổ ra khỏi khung chậu của mẹ thì phần xương vai to dễ bị kẹt, không xử trí kịp thời, thai sẽ bị ngạt, chết.

Hiện tại trong nhiều trường hợp, đầu thai nhi to, mặc dù cân nặng cũng ít, các bác sỹ cũng chỉ định mổ để không ảnh hưởng đến em bé.

Việc sinh khó có thể khiến mẹ gây tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Mất nhiều máu khiến mẹ có nguy cơ tử vong cao.

Bác sĩ nam thần Trần Vũ Quang: amp;#34;Mang thai to là amp;#34;cái phúcamp;#34; lấy đi nước mắt bao gia đìnhamp;#34; - 3

Khi thai nhi nặng cân, mẹ có nguy cơ phải sinh mổ. (Ảnh minh họa)

Cách cân bằng trọng lượng thai theo tuổi thai

Trọng lượng thai tùy thuộc vào chỉ số BMI. Xét theo tăng cân trung bình, thai phụ trong suốt thai kỳ có thể tăng từ 12 đến 14 kg. Nếu người mẹ thuộc dạng gầy thì tăng cân nhiều hơn, có thể 15-18 cân.

Nếu người mẹ người dư cân, mập mạp thì tăng khoảng 8-11 kg là vừa. Mẹ có thể tham chiếu chỉ số BMI sau:BMI = cân nặng (kg)/ bình phương chiều cao (m2).BMI > 26kg/m2: dư cân, mập mạp.

Mức cân nặng của mẹ bầu sẽ được phân bổ khi mang thai như sau:

+ Thai nhi: 3,2–3,5 kg

+ Nhau thai: 0,45-1 kg

+ Nước ối: 0,7-0,9 kg

+ Ngực mẹ bầu: 0,5 kg

+ Tử cung: 0,9 kg

+ Khối lượng máu: 1,2-1,4 kg

+ Mô, chất lỏng: 1,8-3,2 kg

+ Chất béo: 2,3 kg

+ Tổng cân nặng: 11-14 kg

Thai to vượt tuổi ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé. Do đó, ngoài việc tuân theo chế độ ăn uống khoa học, bạn cũng nên có chế độ vận động trong thai kỳ. Vận động hợp lý mang lại lợi ích cho mẹ trong thai kỳ lẫn trong lúc sinh đẻ. Hoạt động thể dục thể thao phù hợp sẽ càng làm mẹ phấn chấn hơn và điều này rất tốt cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Trong quá trình mang thai, các mẹ cần chú ý lượng dinh dưỡng “nạp” cho con phải ở mức độ phù hợp và nhớ khám thai định kì vì sức khỏe của em bé và chính bản thân mình.

Bác sĩ giải đáp thắc mắc: Bà bầu nên ăn gì để có thể sinh con đẹp như thiên thần?
Bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương) sẽ chia sẻ với các mẹ những thực phẩm bà bầu nên ăn để có thể sinh con có làn da đẹp, con lớn,...

Mẹo hay khi mang thai

Bác sĩ Trần Vũ Quang (bệnh viện Phụ sản Trung ương)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia