Theo dõi chiều dài và cân nặng của bé qua từng tuần thai, mẹ sẽ biết được sự phát triển của con trong bụng, từ đó có sự điều chỉnh trong ăn uống, bồi bổ thích hợp.
Cân nặng, chiều dài của thai nhi là một trong những chỉ số phát triển quan trọng mẹ bầu cần lưu ý. Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ xác định được bé có đang phát triển bình thường không và có hướng tư vấn cho mẹ thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung thêm vitamin, sắt,... nếu cần. Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi theo tuần để giúp mẹ theo dõi sự phát triển của bé.
Kiểm tra cân nặng và chiều dài của thai nhi định kỳ là việc mẹ bầu nào cũng nên làm. (Ảnh minh họa)
Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi
Từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 7 là thời gian hình thành phôi và bào thai nên cân nặng và chiều dài của thai được tính từ tuần thứ 8 đến khi bé chào đời.
Từ tuần 8 đến tuần 20 (chiều dài đo từ đầu đến mông)
|
Từ tuần 21 đến tuần 42 (chiều dài đo từ đầu đến chân)
|
Thai nhi có cân nặng thấp hơn tiêu chuẩn phải làm sao?
Dựa vào bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi trên đây hoặc kết luận của bác sĩ mỗi lần đi siêu âm định kỳ, mẹ có thể dễ dàng nhận ra khi thai nhi bị nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn. Nếu chỉ nhẹ hơn khoảng 300g thì mẹ chưa cần lo lắng quá nhưng nếu nhẹ hơn nhiều, bé có thể bị suy dinh dưỡng bào thai.
Nguyên nhân của việc thai nhi nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn có thể là chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa khoa học, hợp lý; mẹ bị thiếu sắt và Axit Folic; mẹ bổ sung canxi quá sớm; nhau thai có vấn đề, mẹ sử dụng chất kích thích hoặc ở trong môi trường có khói thuốc; mẹ mang thai khi tuổi còn quá nhỏ hoặc đã quá lớn.
Khi thai nhi có dấu hiệu nhẹ cân hơn, mẹ không nên "cuống cuồng" tập trung ăn đồ bổ dưỡng với hy vọng "vào" con mà phải thay đổi cả chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý, khoa học hơn.
Thai nhi nhẹ cân hay nặng cân hơn nhiều so với tiêu chuẩn đều không tốt. (Ảnh minh họa)
Khi thai nhẹ cân, mẹ bầu nên:
- Ăn đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm;
- Ăn thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa,...;
- Bổ sung sắt và Axit Folic đầy đủ, bổ sung canxi đúng thời điểm;
- Giữ tinh thần thoải mái và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi;
- Sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya và giữ lối sống lành mạnh, không hút thuốc, uống rượu hay sử dụng chất kích thích.
Thai nhi có cân nặng lớn hơn tiêu chuẩn có nguy hiểm không?
Bên cạnh việc thai nhi bị nhẹ cân hơn tiêu chuẩn thì những bé có cân nặng lớn hơn so với tuổi thai cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Thai quá lớn có thể gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Bản thân bé cũng có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa, nguy cơ mắc bệnh ung thư…
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân và tư vấn cho mẹ bầu cách kiểm soát cân nặng vừa phải, đúng chuẩn cho bé.
Video: Chế độ ăn lành mạnh cho bà bầu để bé tăng cân đúng chuẩn