“Con đang làm gì nhỉ?” là câu hỏi mà bất cứ mẹ bầu nào cũng thắc mắc khi đang mang cả “thế giới” trong bụng mình.
Những cử động của bé trong bụng mẹ là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Sự thật là bé có thể làm nhiều hơn ngoài việc đá và di chuyển trong bụng mẹ. Hãy cùng tìm hiểu 17 hoạt động vô cùng đáng yêu.
#1.
Các cử động đầu tiên của em bé bắt đầu vào khoảng tuần thai thứ 9. Ban đầu, mẹ có thể không cảm nhận được những cử động này nhưng sẽ được nhìn thấy trong hình ảnh siêu âm.
Bé đã chuyển động từ rất sớm nhưng mẹ chưa thể cảm nhận được. (Ảnh minh họa)
#2.
Các bà mẹ bắt đầu cảm thấy sự chuyển động của bào thai từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20, đó là khi bé vươn ra, co lại hay duỗi chân đạp mẹ. Khoảng tuần thứ 25, phổi của bé nở rộng để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.
#3.
Sau tuần thứ 16, em bé sẽ di chuyển 50 lần hoặc hơn mỗi giờ. Đến tuần thứ 29, mẹ có thể cảm thấy em bé di chuyển mười lần một giờ. Các cử động có thể liên quan đến việc kéo dài cơ thể, uốn cong, di chuyển đầu hoặc mặt, di chuyển chân tay, và cố gắng chạm vào môi trường xung quanh ấm áp trong bụng mẹ. Bé có thể cố chạm vào mặt, cảm thấy bàn tay kia, hoặc có thể chạm vào dây rốn.
Trong lúc ngủ, bé thậm chí có thể mút tay. (Ảnh minh họa)
#4.
Các cử động kỳ quặc khác như bé có thể liếm thành tử cung và cố đẩy chân vào không gian hạn chế trong bụng mẹ.
#5.
Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, em bé có thể thực hiện những cử chỉ nhất định và tiếp tục phát triển trong những năm sau sinh.
#6.
Trẻ sơ sinh hoạt động trong ngày ngay sau khi mẹ đã ăn sáng. Hãy sẵn sàng trải nghiệm rất nhiều cú đá khi mẹ ngồi hoặc nằm xuống. Khi mẹ tự di chuyển đến chỗ mình thoải mái, đứa trẻ cũng sẽ cố gắng di chuyển.
#7.
Khi bé phát triển lớn hơn bên trong, sẽ có sự thay đổi trong các cử động. Những lần lộn nhào hầu như có thể được thay thế bởi những cú đá vì "căn phòng" đã nhỏ lại nên hạn chế hoạt động của bé.
#8.
Đôi khi mẹ có thể không cảm thấy em bé di chuyển. Đây có thể là thời gian ngủ của bé. Thời gian ngủ của bé và mẹ có thể không giống nhau. Thông thường khi mẹ ngủ thì bé lại hoạt động mạnh nhất.
#9.
Khoảng 32 tuần, em bé ngủ sâu tới 90-95% trong ngày. Đôi khi có thể là giấc ngủ REM (ngủ nhanh), nhờ đó bé có thể di chuyển mắt qua lại và một số nhà khoa học tin rằng thai nhi có thể mơ trong thời gian này. Vào những lúc khác, em sẽ ở trạng thái ngủ không rõ ràng do não chưa trưởng thành hoàn toàn.
Ở những tháng cuối thai kỳ, bé sẽ chuyển động ít hơn do không gian hẹp dần. (Ảnh minh họa)
#10.
Vào khoảng tuần lễ thứ 36 thai kỳ, trẻ sơ sinh sẽ vào chu kỳ ngủ xen kẽ giữa giấc ngủ sâu và ngủ ngắn, kéo dài khoảng 70-90 phút. Không giống như trong giấc ngủ sâu, trong giấc ngủ ngắn, bé sẽ di chuyển quanh một chút và thậm chí mút ngón tay.
#11.
Khi sắp chào đời, bé ngủ khoảng 85-90% thời gian mỗi ngày và thói quen này được duy trì đến tận sau khi chào đời.
#12.
Bác sĩ có thể đề nghị mẹ tính các chuyển động của bào thai từ tuần thứ 28. Bây giờ là khi mẹ có thể cảm thấy em bé di chuyển nhiều lần trong một ngày. Đếm các cú đá, chích và cuộn của con mẹ có thể giúp mẹ xác định các vấn đề tiềm ẩn và có ích trong việc ngăn ngừa thai chết lưu.
#13.
Nếu mẹ thừa cân hoặc nhau thai nằm ở phía trước của tử cung thì mẹ sẽ thấy bé đá ít hơn.
#14.
Hầu hết các bà mẹ đều thấy ngủ ở phía bên trái thuận tiện vì nó mang lại sự thoải mái tối đa và có hiệu quả hơn trong việc theo dõi bé. Nó cũng giúp tuần hoàn máu, từ đó bé hoạt động nhiều hơn.
#15.
Siêu âm đã cho thấy thai nhi nhảy bật lên khi người mẹ cười.
Mẹ nên theo dõi chuyển động của bé để phát hiện các vấn đề bất thường. (Ảnh minh họa)
#16.
Trong trường hợp thai thứ hai hoặc thứ ba, bé có nhiều chỗ trong dạ con do kích thước lớn hơn của tử cung và dây rốn dài hơn. Những bé này có nhiều kinh nghiệm vận động trong dạ con và trở thành trẻ rất năng động.
#17.
Điều cuối cùng, em bé bắt đầu nhận ra giọng nói của mẹ ngay trong dạ con.
Bây giờ, mẹ đã biết những hoạt động của bé khi ở trong tử cung. Bé không chỉ đá vào bụng mẹ mà còn rất tò mò khám phá “thế giới nhỏ” của mình.