Cách tính ngày kinh nguyệt chị em nào cũng cần biết

Ngày 21/08/2017 17:47 PM (GMT+7)

Ngày kinh nguyệt gắn liền với người phụ nữ trong suốt độ tuổi sinh sản. Biết cách tính ngày kinh nguyệt chị em có thể chủ động chăm sóc sức khỏe cũng như tránh được những tình huống “oái ăm” mà ngày đèn đỏ có thể gây ra.

Ngày kinh nguyệt là gì?

Ngày kinh nguyệt còn có một số cách gọi khác như ngày hành kinh, đến tháng, ngày đèn đỏ... Ngày kinh nguyệt của chị em diễn ra từ 3-7 ngày tùy mỗi người. Trong những ngày này, chị em sẽ gặp hiện tượng chảy máu ở cơ quan sinh dục. Máu này không nguy hiểm mà nó là chất dịch gồm 50% máu, các chất nhầy và những mảnh tróc ra của niêm mạc tử cung.

Hàng tháng, đều đặn ngày kinh nguyệt sẽ xuất hiện 1 lần, việc lặp lại của ngày kinh nguyệt từ tháng này sang tháng tiếp sau gọi là chu kỳ kinh nguyệt.

Chuyện gì diễn ra trong ngày kinh nguyệt?

Cách tính ngày kinh nguyệt chị em nào cũng cần biết - 1

85% phụ nữ gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt với biểu hiện đau bụng kinh, căng tức ngực trước 1 vài ngày khi "đèn đỏ" xuất hiện.

Trước khi bước vào ngày kinh nguyệt, đa số chị em sẽ gặp phải hiện tượng ngực căng tức, mụn trứng cá, đau đầu, tình tính bực bội, khó chịu… Người ta gọi những triệu chứng báo hiệu ngày kinh nguyệt sắp đến là hội chứng tiền kinh nguyệt.

Một hiện tượng thường gặp trong ngày kinh nguyệt là đau bụng kinh. Một số khác lại bị chuột rút, co cơ hay đau lưng trong những ngày đầu của kỳ đèn đỏ. Chị em sẽ cảm thấy đau bụng dưới, đau vùng xương chậu rồi lan lên phần thắt lưng ở những mức độ khác nhau.

Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp xảy ra trong khoảng 2 – 7 ngày cũng có thể coi là hiện tượng bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của một chu kỳ có kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Nó có thể kéo dài trung bình 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 21 – 35 ngày. Đối với các XX mới dậy thì, chu kỳ này còn có thể kéo dài tới 45 ngày.

Các bước tính ngày kinh nguyệt 

Bước 1: Chị em cần theo dõi chu kỳ kinh của mình, đánh dấu ngày bắt đầu ra máu kinh.

Bước 2: Đến kỳ kinh của tháng tiếp theo, tiếp tục đánh dấu ngày bắt đầu ra máu kinh.

Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn đã có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Ví dụ:

-Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 1/5.

-Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 1/6.

Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày.

Cách tính ngày kinh nguyệt chị em nào cũng cần biết - 2

Biết cách tính ngày kinh nguyệt có nhiều lợi ích.

Theo dõi liên tục như vậy trong vòng 3- 6 tháng, chị em có thể tính được trung bình vòng kinh của mình. Từ đó có thể xác định chính xác ngày kinh nguyệt tiếp theo sẽ xuất hiện. Thông thường một chu kỳ kinh trung bình là 28- 35 ngày, nhưng bạn gái mới trưởng thành dậy thì, thời gian đầu chu kỳ kinh có thể lên đến 45 ngày cũng là hiện tượng sinh lý bình thường.

Ngoài ra, khi theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần lưu ý nếu số ngày kéo dài đèn đò quá dài hoặc quá ngắn (thường diễn ra 3-7 ngày) hay số ngày kinh không ổn định, từng tháng lại thay đổi thất thường thì cần đi khám sức khỏe phụ khoa càng sớm càng tốt.

Trong ngày kinh nguyệt diễn ra, chị em phụ nữ cần giữ gìn sức khỏe tránh làm việc nặng, đi lại vận động mạnh, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh quan hệ trong những ngày này.

Biết cách tính ngày kinh nguyệt chuẩn xác có lợi gì?

- Có thể tác động đến ngày kinh nguyệt

Xác định được ngày kinh nguyệt chuẩn xác, chị em sẽ lên kế hoạch chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như lường trước những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ, ví dụ đi công tác xa, đi du lịch để chuẩn bị đồ dùng vệ sinh thích hợp. Việc tác động đến ngày kinh nguyệt trong những tình huống này là có thể dùng thuốc tránh thai để dời ngày đèn đỏ đến muộn hơn.

Thuốc tránh thai sẽ trì hoãn sự rụng trứng. Trứng không rụng thì lớp niêm mạc của máu vẫn ở trong tử cung và ngày kinh nguyệt đến muộn hơn. Biện pháp này chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết, không nên lạm dụng vì uống thuốc tránh thai cũng gây ra những tác dụng phụ thì rối loạn nội tiết trong cơ thể, lên cân nhẹ, thay đổi tâm lý, ra huyết âm đạo…

Phụ nữ đang mắc bệnh thiếu máu, suy gan, ung thư vú, viêm tắc tĩnh mạch, tăng sản nội mạc tử cung, Lupus ban đỏ không được sử dụng phương pháp này.

- Tránh thai hoặc tính ngày thụ thai

Một lợi ích to lớn khi bạn biết cách tính ngày kinh nguyệt chính là qua đó biết được ngày dễ thụ thai và tránh thai an toàn. Xác định được chu kỳ kinh có đều đặn hay không, chị em có thể xác định ngày rụng trứng (thường rơi vào khoảng ngày 14 nếu chu kỳ kinh là 28 ngày) đây chính là thời điểm dễ thụ thai nhất.

Phương Thanh (Dịch từ BC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tập luyện cường độ cao, giảm cân quá nhiều, bỏ qua tiêm vaccine, tăng lượng vitamin đều có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản.

Tin bài cùng chủ đề Rụng trứng