Hàng tháng đi khám thai, các mẹ bầu thường được bác sĩ cung cấp phiếu siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, hiếm mẹ bầu nào hiểu hết những chỉ số siêu âm thai trên giấy khám thai này.
Mang thai vì sao phải siêu âm?
Siêu âm là phương pháp khám bệnh hiện đại qua việc chẩn đoán hình ảnh. Nhờ việc ghi lại các hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ, chúng ta có thể biết rõ quá trình phát triển của thai nhi cũng như phát hiện sớm các dị tật ở trẻ (nếu có).
Bác sĩ sẽ thoa gel chuyên dụng để siêu âm lên bụng mẹ bầu rồi dùng đầu dò quét qua quét lại đến khi hình ảnh của thai nhi trong bụng mẹ hiển thị lên màn hình máy siêu âm.
Nguyên tắc của phương pháp siêu âm là: Các sóng âm thanh ở tần số cao được phát ra từ đầu đò chuyển vào trong cơ thể. Các cơ quan, bộ phận trong cơ thể phản xạ lại sóng âm và quay trở lại đầu dò. Đầu dò nhận sóng âm được phản hồi, gửi các thông tin này tới bộ phận xử lý thông tin và bắt đầu hiển thị hình ảnh các cơ quan, bộ phận trong cơ thể lên màn hình.
Đây là phương pháp khám thai an toàn được sử dụng rộng rãi từ năm 1950, không gây tác động đến sức khỏe của thai nhi. Nhờ việc siêu âm, bác sĩ sẽ đọc được nhiều thông tin quan trọng về em bé, tuy nhiên đa phần cha mẹ của thai nhi chỉ được cung cấp những chỉ số siêu âm thai cơ bản và cần thiết nhất. Bên cạnh đó, các máy siêu âm hiện đại ngày nay đều áp dụng tiếng Anh y khoa như một quy chuẩn, nhiều thông số được viết tắt khiến các bậc cha mẹ khó hiểu khi cầm tờ kết quả siêu âm.
Siêu âm thai giúp mẹ bầu "sớm" được gặp con yêu ngay từ trong bụng mẹ.
Cách đọc các chỉ số siêu âm thai nhi
Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn ký hiệu các chỉ số siêu âm thai quan trọng để mẹ bầu hiểu hơn về tình trạng phát triển của thai nhi.
CRL: Rown rump length (chiều dài từ đầu mông)
BPD: Biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)
HC : head circumference (chu vi đầu)
TTD: Đường kính ngang bụng
APTD: Đường kính trước và sau bụng
AC: Abdominal circumference (chu vi vòng bụng)
APAD : anteroposterior abdominal diameter (đường kính bụng từ trước tới sau)
NT: nuchal traslucency (độ mờ da gáy)
FL: Femur length (chiều dài xương đùi)
GS: Gestational sac diameter (đường kính túi thai)
AF : amniotic fluid (nước ối)
AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)
OFD : occipital frontal diameter (đường kính xương chẩm)
BD : binocular distance (khoảng cách hai mắt)
CER : cerebellum diameter (đường kính tiểu não)
THD : thoracic diameter (đường kính ngực)
TAD : transverse abdominal diameter (đường kính cơ hoành)
FTA : fetal trunk cross-sectional area (thiết diện ngang thân thai)
Radius: Chiều dài xương quay
Fibular: Chiều dài xương mác
HUM : humerus length (chiều dài xương cánh tay)
Ulna : ulna length (chiều dài xương khuỷu tay)
Tibia : tibia length (chiều dài xương ống chân)
EFW : estimated fetal weight (trọng lượng thai dự đoán)
GA : gestational age (tuổi thai)
EDD : estimated date of delivery (ngày dự kiến sinh)
Ngoài ra, trong quá trình khám thai, chị em thường được bắt gặp một số thuật ngữ liên quan đến mang thai như:
HBSAg: Xét nghiệm về viêm gan.
Alb: Albumin - một loại protein trong nước tiểu.
HA: Huyết áp.
Ngôi mông: Đít em bé ở dưới.
Ngôi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).
MLT: Mổ lấy thai.
Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.
DS: Dự kiến ngày sinh.
TT:Tim thai.
TT(+): Tim thai nghe thấy.
TT(-): Tim thai không nghe thấy.
BCTC: Chiều cao tử cung.
Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra có thiếu máu không).
HAcao: Huyết áp cao.
KC: Kỳ kinh cuối.
MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu).
NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu.
KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.
Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).
TSG: Tiền sản giật.
Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào.
VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai.
HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính.
Tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của thai nhi
Các chuyên gia về sản phụ khoa đã xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của thai nhi theo từng tuần thai. Qua đó, xác định mức độ tình trạng của em bé trong bụng mẹ có phát triển bình thường, vượt chuẩn, hay kém phát triển.
Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số âm thai của thai nhi 28 tuần.
Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu nhất thiết phải đi khám thai định kỳ, đặc biệt có một số cột mốc quan trọng khuyến cáo các mẹ thực hiện siêu âm để phát hiện sớm dị tật thai nhi như tuần 12, 22, 32.