Tuổi già vì cô độc nên cứ mong được sống gần con cháu mà không biết mình đã làm phiền đến chúng quá nhiều.
Vợ chồng tôi chỉ có 1 cô con gái duy nhất. Khi con 15 tuổi thì ông nhà tôi cũng qua đời vì bạo bệnh. Một mình tôi gồng gánh cho con ăn học nên người.
Ra trường, con gái tôi sớm xin được việc làm ở một công ty nước ngoài trên thành phố. Công việc của cháu bận rộn do thường xuyên phải đi công tác. Nhưng hễ cứ nghỉ phép hay tranh thủ cuối tuần là con lại về thăm mẹ. Làm được tiền, con gái cũng gửi cho tôi nhiều, không để tôi thiếu thốn bất cứ thứ gì.
. Tư duy và cách nghĩ hiện đại nên dù có kinh tế nhưng 2 con vẫn kế hoạch, trì hoãn sinh con sớm. (Ảnh minh họa)
Sau khi lấy chồng, con gái và con rể đều mua nhà sống ở thành phố. Tư duy và cách nghĩ hiện đại nên dù có kinh tế nhưng 2 con vẫn kế hoạch, trì hoãn sinh con sớm. Có những thời điểm tôi giục nhiều thì 2 con đều quả quyết bảo chuyện con cái để chúng tự quyết định, chúng muốn kế hoạch 5 năm phấn đấu cho sự nghiệp xong mới tính đến chuyện có em bé.
Năm trước thấy con gái bước sang tuổi 32 rồi mà vẫn im lìm chuyện bầu bí nên tôi lại giục. Nào ngờ con bảo tận hưởng nốt cuộc sống thoải mái sau hôn nhân, đến 35 tuổi sẽ lên kế hoạch có em bé. Chúng còn nói rằng cả 2 vợ chồng đều mạnh khỏe nên tôi không phải lo lắng gì.
Nói thì vậy nhưng tôi lo lắm vì sợ trì hoãn sinh con lâu sẽ khiến các con sau này khó có em bé, mất đi khoảng thời gian vàng để bầu bí, sinh con. Song các con không nghe theo nên tôi cũng đành bất lực.
Sống một mình ở quê, dù con gái con rể hiếu thảo thường gọi về và gửi tiền cho mẹ nhưng tôi không tránh khỏi sự đơn độc, buồn chán. Tôi cũng có tài khoản dưỡng già 3 tỷ nhưng nhiều lúc vẫn muốn lên nhà con gái ở để sống cùng con cho vui và tiện lợi khi thăm khám bệnh tật lúc tuổi già cũng như có thời gian giục 2 đứa sinh con.
Quyết định này của tôi được 2 con đồng ý ngay lập tức. 2 con còn háo hức về quê đón mẹ lên sống cùng. Do tình cảm trước đó rất tốt đẹp và không muốn mình là gánh nặng cho 2 con nên những ngày ở đây, tôi luôn chủ động cơm nước, đi chợ, giặt rũ, dọn dẹp nhà cửa. Sáng 2 con dậy đã có đồ ăn, tối đi làm về đã có cơm canh nóng hổi khiến 2 con rất biết ơn mẹ.
Nhưng chỉ được hơn 1 tháng, thái độ của con rể từ hào hứng nhiệt thành với mẹ chuyển sang khó chịu rồi nhạt như nước ốc. Tôi hỏi con gái nguyên nhân thì con bảo do tôi không ngủ được nên sáng sớm dậy từ 6h gây tiếng ồn làm phiền đến con rể đang ngủ. Hoặc đôi khi tôi nghe đài, ti vi vì nghễng ngãng mà bật tiếng to quá. Tôi đã phải hứa với con gái dậy muộn lúc 7h sáng và không mở đài quá to nữa nhưng thái độ của con rể vẫn khó chịu.
Đỉnh điểm là những lần tôi phải đi khám tái, con rể toàn lấy cớ không đưa mẹ vợ đi trong khi vợ nó phải đi làm không nghỉ được. Đương nhiên, tôi phải đến viện lấy số và khám bệnh 1 mình nên rất chạnh lòng. Nói chung hàng ngày sống tại nhà con gái nhưng tôi phải nhìn sắc mặt của con rể nên cũng không mấy thoải mái.
Tôi ngần này tuổi rồi nên cũng muốn có 1 cháu ngoại bế bồng. (Ảnh minh họa)
Có lúc sống ở nhà con gái mà tôi thấy mọi thứ ngột ngạt quá. Tình cảm của các con dành cho mẹ cũng không được nồng hậu như xưa. Tôi định về quê sống một mình như trước tuy đơn độc nhưng thoải mái, vui vẻ. Nhưng tôi lại quyết cố nán lại ở thêm vài tháng để tìm cách giục các con sinh con.
Tôi ngần này tuổi rồi cũng muốn có 1 cháu ngoại bế bồng. Hơn nữa tôi sợ các con trì hoãn sinh con quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của đứa trẻ và thậm chí có thể vô sinh, sau này muốn có con cũng khó.
Vợ chồng trì hoãn sinh con càng lâu càng có nguy cơ vô sinh?
Thực tế, các cặp vợ chồng trì hoãn chuyện con cái lâu ngày sẽ có nguy cơ… không đẻ được (vô sinh). Các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều cho thấy trong độ tuổi sinh đẻ, số lượng nang noãn trung bình của người phụ nữ là 250.000 đến 500.000. Phụ nữ độ tuổi ngoài 35 khả năng thụ thai giảm chỉ còn dưới 50%. Và từ 40 tuổi trở đi tỉ lệ thụ thai chỉ còn khoảng 10%.
Ngoài giảm đi số lượng nang ngoãn khiến khả năng thụ thai khó, tỉ lệ noãn có bất thường về di truyền của các chị em lớn tuổi cũng tăng lên và tăng nguy cơ sảy thai. Người ta ước tính nguy cơ sảy thai ở phụ nữ ngoài 35 tuổi là gần 20% và trên 40 tuổi là khoảng 75%.
Khi tỉ lệ đậu thai giảm, các chị em buộc phải trông chờ vào chuyện thụ tinh nhân tạo. Tuy nhiên, chữa vô sinh ở chị em lớn tuổi cũng gặp khó khăn hơn nhiều so với người trẻ tuổi. Thống kê các trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm cho thấy tỉ lệ thành công giảm dần theo độ tuổi. Ước tính tỉ lệ trẻ thụ tinh ống nghiệm sống được sau sinh cũng giảm dần theo tuổi của người mẹ và chỉ còn dưới 10% khi người mẹ trên 40 tuổi. Vì thế có thể nói, tỉ lệ thành công khi thụ tinh ống nghiệm cũng phụ thuộc nhiều vào độ tuổi và sức khỏe của người mẹ.