Minh Anh cho biết, gia đình cô theo truyền thống nên trong 1 tháng sau sinh, cô làm tất cả những gì một mẹ bầu Việt hay làm.
Minh Anh – ái nữ nhà đại gia ngành nhựa Minh Nhựa vừa lên chức mẹ vào cuối tháng 3/2020 vừa qua, khiến đại gia Minh Nhựa đồng thời cũng trở thành một trong những ông ngoại nổi tiếng còn trẻ khi mới 37 tuổi.
Sinh năm 1999, con gái Minh Nhựa và chồng Tâm Nguyễn đều còn rất trẻ khi trở thành cha mẹ. Cặp đôi vợ chồng son thuộc thế hệ cuối 9X, đầu 2000 khiến nhiều người bất ngờ khi tiết lộ trong một đoạn clip tự quay rằng cả hai đều tuân theo đầy đủ những “quy trình ở cữ” truyền thống do được mẹ ruột Minh Anh - vợ cả đại gia Minh Nhựa tư vấn, chăm sóc.
Mỗi ngày, trong khi bà đẻ Minh Anh xông lá, xức nghệ, nịt bụng thì ông xã cô cũng hăng hái không kém khi giúp vợ chườm muối, nằm than. Điều duy nhất khác biệt, đó là cặp đôi nhờ cậy đến những dụng cụ hỗ trợ, dịch vụ hiện đại như lá xông đóng gói sẵn, nằm than riêng biệt cho bà bầu chứ không phải than bùn, chườm muối được làm nóng bằng lò vi sóng và thực hiện nó trong không gian của ngôi nhà triệu đô.
“Gia đình mình theo truyền thống chứ không có theo “Tây” nên mình phải làm tất cả những gì một bà đẻ làm trong 1 tháng đầu ở cữ. Một tháng thật sự rất vất vả, đếm từng ngày. Bởi vì mình là người ngày nào cũng phải tắm gội, phải sạch sẽ thơm tho mới chịu được. Mà một tháng của bà đẻ đâu có được tắm rửa gì đâu”, Minh Anh gây bất ngờ khi tiết lộ 1 tháng cô cũng hạn chế tắm rửa mà chỉ vệ sinh cơ thể.
Kết thúc 1 tháng ở cữ, con gái Minh Nhựa cho biết, cô không hề ăn kiêng mà cả tháng chỉ ăn thịt lợn để có sữa nuôi con. Vậy nhưng chính nhờ việc nghe theo những mẹo dân gian truyền thống, chườm muối nóng kết hợp nịt bụng nên Minh Anh đã nhanh chóng lấy lại dáng vóc như xưa.
Joyce Phạm chia sẻ, trong thời gian mang thai, cô nàng nặng 48.8kg. Tuy nhiên, sau khi sinh xong, cân nặng đã giảm về mốc 42kg và nhờ việc cho con bú, con số chỉ còn 41kg.
Ái nữ đại gia tiết lộ ngày nào cũng chườm muối cho bụng nhỏ lại.
Vì sao người xưa thường nằm hơ than sau sinh Theo quan niệm cũ, khi sinh con người mẹ bị mất khá nhiều máu. Thêm vào đó, khi mang thai, tim, mạch máu, cơ, phổi... của sản phụ phải tăng cường hoạt động để nuôi thai nhi nên đến khi sinh, mọi thứ đột ngột trở lại như cũ sẽ khiến cơ thể có sự dao động, yếu và thân nhiệt thấp hơn so với bình thường. Vì vậy, phụ nữ sau sinh phải nằm hơ than để cơ thể ấm lại, máu huyết lưu thông, tuần hoàn máu tốt hơn. Cũng có quan niệm cho rằng nằm than sẽ giúp sản phụ và trẻ cứng cáp hơn. Lâu dài về sau, sản phụ không bị đau nhức mình mẩy, không bị lạnh run... Tuy nhiên ngày nay khoa học hiện đại không khuyến khích sản phụ nằm than sau sinh, thậm chí còn chỉ là những tác hại của việc này. Tác hại của nằm than sau sinh Trên thực tế, nhiều bác sĩ đã cảnh báo nằm than sau sinh là "lợi bất cập hại", có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé. Đối với mẹ Khi đốt, than sẽ sản sinh ra khí CO2 vô cùng độc hại. Loại khí này được đã chứng minh là vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây hại cho hệ hô hấp của cả mẹ và bé. Nguy hiểm hơn, phụ nữ sau sinh thường nằm trong phòng kín nhằm tránh gió tránh lạnh, đốt than trong phòng kín hoàn toàn có thể gây ra ngạt khí. Nhiệt độ khi đốt than thường không ổn định cũng gây mệt mỏi, tác động không tốt đến thân nhiệt của sản phụ. Đặc biệt, sau khi sinh cơ thể sản phụ thường có thân nhiệt thấp hơn thông thường nên việc thay đổi nhiệt độ thất thường cùng sự khô rát do đốt than sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục cho mẹ. Đối với bé Đối với em bé có hệ miễn dịch còn yếu và hệ thống hô hấp nhạy cảm thì khí than càng nguy hiểm hơn, có thể khiến cho bé ngạt thở hoặc có thể gây tử vong, nhẹ nhất cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây viêm phổi. Đặc biệt, đối với những bé sinh mổ, nằm than sẽ khiến chất đàm nhớt bên trong vốn chưa được tống ra trong quá trình chuyển dạ bị khô cứng lại, bé sẽ dễ bị bệnh đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần. Da của em bé còn rất non nớt, than nóng sẽ làm bé dễ bị bỏng. Ngoài ra, tro than bám vào người bé cộng với mồ hôi do môi trường quá nóng trong phòng nằm than làm cho bé bị rôm sảy, nặng thì nhiễm trùng da, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. |