Đau bụng kinh nên làm gì để chấm dứt hoàn toàn các cơn đau?

Ngày 10/08/2019 09:16 AM (GMT+7)

Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh, khiếp sợ của nhiều chị em phụ nữ mỗi kỳ kinh nguyệt tới. Muốn chữa khỏi, giảm các cơn đau bụng tới tháng thì chị em cần làm gì?

Đau bụng kinh thường là tình trạng đau mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Có người tới tháng không đau đớn gì nhưng có người lại đau bụng kinh như gãy xương sườn, tới mức ngất đi hoặc phải đi cấp cứu. Đau bụng kinh kéo dài, liên tục ở các tháng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và cuộc sống của nhiều chị em.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng cổ tử cung co thắt mạnh ở phần bụng dưới và phần xương chậu ở mỗi kỳ kinh nguyệt. Tình trạng đau bụng hành kinh sẽ xuất hiện trước và trong kỳ kinh nguyệt. Thời gian đau ít nhất là 1 ngày hoặc kéo dài cả kỳ kinh nguyệt. Thường là các cơn đau mạnh, dữ dội tập trung vào ngày đầu và sẽ giảm, bớt đau trong các ngày tiếp theo.

Đau bụng kinh nên làm gì để chấm dứt hoàn toàn các cơn đau? - 1

Đau bụng tới tháng là nỗi sợ, ác mộng của nhiều chị em (Ảnh minh họa)

Đau bụng kinh phổ biến ở độ tuổi từ 15 - 30 và không có các vấn đề tiềm ẩn. Phụ nữ ngoài 30 trở lên tình trạng đau bụng tới tháng sẽ giảm dần nhưng thường tiềm ẩn các bệnh về phụ khoa như Viêm lộ tuyến, u xơ tử cung, nội mạc tử cung…

Những người hay bị đau bụng kinh nguyệt thường có kinh nguyệt không đều, rong kinh, lượng máu ra thấp, máu vón cục, máu màu mận.

Triệu chứng đau bụng kinh

Trước kỳ kinh nguyệt cơ thể bạn sẽ có các triệu chứng lạ và đến ngày “đèn đỏ” thì các triệu chứng đó lại càng rõ hơn. Vậy đau bụng kinh như thế nào?

Trước kỳ kinh nguyệt 1 tuần: Đau lưng, đầy bụng, uể oải, chán nản, căng tức ngực, thèm ăn, dễ cáu gắt…

Trong kỳ kinh nguyệt: Khi bắt đầu tới ngày, các cơn đau bụng kinh dữ dội sẽ kèm theo cả những triệu chứng như: Buồn nôn, đau thắt vùng bụng dưới, buốt chân, đau lưng, buồn vệ sinh, mệt mỏi, khó tiêu, đổ mồ hôi, lạnh, chân tay run rẩy, hoa mắt, chóng mặt…

Có những chị em đau bụng kinh không ra máu nhưng vẫn đau bụng và sau đó nửa ngày hoặc 1 ngày mới ra máu vì lượng máu không lưu thông, thoát ra ngoài được gây nên tình trạng đau, khó chịu.

Các cơn đau bụng quằn quại, dữ dội sẽ khiến chị em có cảm giác như đau đẻ và đau như gãy xương sườn. Nhiều trường hợp phải đi cấp cứu vì cơn đau kéo dài, liên tục và dữ dội do các cơn đau xảy ra liên tiếp cùng lúc.

Tại sao đau bụng kinh?

Đau bụng kinh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có thể đau do cơ địa hoặc do thói quen sinh hoạt của từng người. Vì vậy mà có chị em không hề biết đau bụng đèn đỏ là gì, có chị em lại khổ sở mỗi khi đến tháng.

Do các yếu tố bên trong cơ: 

- Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung hẹp sẽ làm dòng chảy kinh ra ngoài trở nên khó khăn hơn, sự cản trở đó gây ra tình trạng kinh không được lưu thông, tăng áp suất tử cũng dẫn đến các cơn co thắt mạnh, dữ dội.

Đau bụng kinh nên làm gì để chấm dứt hoàn toàn các cơn đau? - 2

Đau bụng kinh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh minh họa)

- Do nội tiết tố: Progesterone và prostaglandin tăng lên bất thường sẽ tác động đến tử cung và gây ra các cơn đau.

- Do gen di truyền: Người thân từng bị đau bụng kinh rất dễ di truyền.

- Tử cung co thắt bất thường.

- Do các bệnh phụ khoa như: Bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung...

Do thói quen sinh hoạt:

- Ít vận động, tập thể dục, ngồi một chỗ quá lâu.

- Đặt vòng tránh thai.

- Vận động mạnh trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt.

- Chế độ ăn, sinh hoạt không điều độ: Ăn nhiều đồ cay nóng, lạnh, thức đêm, làm việc quá sức…

Đau bụng kinh có gây vô sinh không?

Việc đau bụng kinh dữ dội, tháng nào cũng đau sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, làm gián đoạn, trì trệ công việc hàng ngày của nhiều chị em. Thế nhưng, đau bụng dữ dội trong kỳ kinh có gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới hay không?

Đau bụng kinh nguyệt là bệnh phụ nữ, nó ảnh hưởng ít nhiều tới khả năng mang thai nếu không được điều trị dứt điểm. Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt đến từ các bệnh phụ khoa, các bệnh này tiềm tàng khả năng khiến chị em khó con khá cao như:

Bệnh u nang buồng trứng và bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung và u nang buồng trứng là bệnh dễ gặp ở phụ nữ, nhất là ở độ tuổi từ 30 - 45. Đây là khối u lành tính, chứa dịch lỏng nó sẽ cản trở, làm chậm quá trình thụ thai hoặc gây vô sinh. 

Đau bụng kinh nên làm gì để chấm dứt hoàn toàn các cơn đau? - 3

Đau bụng dữ dội trong kỳ kinh có gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới hay không? (Ảnh minh họa)

Viêm vùng chậu (PID)

Đây là bệnh mà các cơ quan sinh sản của phụ nữ bị viêm nhiễm, do lây bệnh qua đường tình dục. Bệnh này có thể làm cho việc mang thai khó hơn và có hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

Lạc nội mạc tử cung

Bệnh này là tình trạng các mô ở lòng tử cung phát triển ra ngoài tử cung và ống dẫn trứng. Sự phát triển bất thường này sẽ có khả năng dẫn đến tình vô sinh do bị tắc trứng, trứng khó rụng.

Cách chữa trị đau bụng kinh nhanh, hiệu quả 

Phương pháp, cách chữa đau bụng trong kỳ kinh nguyệt là điều chị em rất quan tâm và đặt ra câu hỏi: Đau bụng kinh nên làm gì, đau bụng kinh nên uống gì để hết đau. Để giảm đau và có thể chấm dứt tình trạng đau quặn thắt chị em có thể tham khảo các cách chữa sau đây:

Đau bụng kinh nên làm gì?

Để chủ động trong ngày “đèn đỏ” chống chọi với những cơn đau, chị em phải nhớ rõ chu kỳ kinh nguyệt của mình cùng với việc quan sát các dấu hiệu báo động bạn sắp đến tháng. Dự tính được khoảng ngày bị, chị em nên làm những việc sau để giảm đau bụng tốt nhất.

- Chườm nóng, làm ấm vùng bụng dưới: Bạn có thể dùng túi sưởi hoặc chai nước ấm chườm lên bụng và đắp chăn kín vùng bụng để giữ ấm tốt nhất. Đau bụng kinh ở vị trí nào? Nó thường đau ở vùng bụng dưới và vùng xương chậu, vậy nên vùng bụng sẽ rất lạnh, các cơn co thắt mạnh hơn vì thế cách chườm nóng bụng sẽ làm giảm đau hiệu quả.

- Nằm một chỗ trong tư thế thoải mái nhất, không nên vận động đi lại nhiều. Đi lại, vận động sẽ khiến bạn có cảm giác đau hơn. Nằm một chỗ và cố ngủ thiếp đi sẽ giúp quên cơn đau.

- Dùng miếng dán giữ nhiệt: Miếng dán giữ nhiệt là mẹo chữa đau bụng tới tháng cực kỳ tốt, hiệu quả, an toàn cho chị em. Các chị em có thể mua miếng dán giữ nhiệt ở hiệu thuốc Tây và dán qua 1 lớp áo ở phía bụng dưới. Các cơn đau sẽ giảm dần.

Đau bụng kinh nên làm gì để chấm dứt hoàn toàn các cơn đau? - 4

Miếng dán giữ nhiệt là mẹo chữa đau bụng tới tháng cực kỳ tốt, hiệu quả, an toàn (Ảnh minh họa)

- Massage bàn chân và ngâm chân: Đau bụng hành kinh thường sẽ gây buốt, tê cứng ở chân vì thế việc massage ở những huyệt đạo lòng bàn chân, cộng thêm việc ngâm chân với nước ấm sẽ giúp máu lưu thông tốt, giảm đau hiệu quả.

- Xoa dầu: Khi đau bụng tới tháng, chị em có thể sử dụng dầu cao, dầu gió xoa vào vùng bụng dưới, thắt lưng rồi massage nhẹ nhàng. Dầu có tác dụng làm nóng, giúp vùng bụng dưới và thắt lưng sẽ giảm đau hiệu quả.

- Tập yoga: Tập yoga thường xuyên rất tốt, giảm thiểu tình trạng đau bụng qua những bài tập, động tác. Nhưng tới ngày “đèn đỏ” chị em không nên tập, vận động mạnh. 

Đau bụng kinh nên ăn gì để giảm đau

Đau bụng kinh ăn gì tốt, giảm đau hiệu quả thì chị em cần lưu ý và lựa chọn một số sản phẩm tốt, phù hợp cho sức khỏe như:

- Ăn chuối, dứa, kiwi: 3 loại trái cây này sẽ giúp giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi.

- Hải sản: Hải sản chứa nhiều omega 3, vitamin D giúp hạn chế giảm thiểu các cơn co thắt gây đau bụng.

- Socola: Trong socola chứa nhiều chất xơ và magie nên làm giảm tình trạng đau đáng kể. Đau bụng kinh ăn socola là giải pháp được nhiều chị em lựa chọn, chị em nên ăn loại socola có trên 80 là cacao để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

- Yến mạch: Yến mạch có tác dụng làm mạch máu giãn và ổn định serotonin sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn trong ngày “đèn đỏ”.

- Trứng: Trong trứng giàu protein, vitamin D, E và B6 làm giảm đau hiệu quả.

Lưu ý: Đau bụng hành kinh không nên ăn các thực phẩm lạnh, có dầu mỡ nhiều muối, có chất kích thích trong đó. Những thực phẩm này sẽ gây nên tình trạng chướng bụng, tăng các cơn co thắt tử cung, đau bụng dữ dội hơn.

Đau bụng kinh nên uống gì?

Đau bụng kinh uống gì giảm đau nhanh cũng là cách, mẹo chị em cần biết và nên làm để giảm đau, chấm dứt cơn đau một cách hiệu quả.

- Uống nước dừa, nước mía: Hai loại nước có có tác dụng xoa dịu, làm giảm các cơn đau rất tốt. Để không bị các cơn đau hành hạ, bạn nên uống nước dừa, nước mía trước ngày “đèn đỏ” 2 ngày.

Đau bụng kinh nên làm gì để chấm dứt hoàn toàn các cơn đau? - 5

Nước ép dứa có tác dụng giảm đau rất tốt (Ảnh minh họa)

- Uống nước trà, trà gừng, trà hoa cúc: Các loại nước trà thảo mộc này có tác dụng làm nóng cơ thể, làm dịu các cơn đau nhanh, an toàn. Nên uống khi trà còn ấm để phát huy công dụng tốt nhất của nó.

- Nước ép cần tây và nước ép ngải cứu: Đây là loại nước uống tốt, hữu hiệu với các chị em khi đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. Uống 1 ly nước ép cần tây nguyên chất sẽ làm giảm các triệu chứng đau do đau bụng kinh.

- Sinh tố chuối: Chuối có công dụng rất tốt trong việc giảm đau, chữa chướng bụng. Một ly sinh tố chuối sẽ giúp bạn giảm các cơn đau, cơ thể thoải mái hơn.

- Nước ép dứa: Lượng bromelain trong dứa khá cao vì vậy nó có tác dụng đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng và hiệu quả.

- Nước ấm: Nếu quá bận rộn, bạn có thể uống một ly nước ấm. Nước ấm có tác dụng làm dịu các cơn đau, vùng bụng dưới dễ chịu hơn.

Lưu ý: Đau bụng hành kinh không nên uống nước lạnh, nước có ga, các loại nước kích thích… Các loại nước này sẽ khiến tử cung tạo các cơn co thắt nhiều, mạnh hơn làm tăng các cơn đau.

Đau bụng kinh uống thuốc gì hiệu quả, chấm dứt cơn đau?

Nhiều chị em đau bụng hành kinh lựa chọn giải pháp cố chịu đau hoặc uống thuốc giảm đau để chấm dứt các cơn đau, có thể làm việc bình thường. Vậy đau bụng kinh nên uống thuốc gì, thuốc giảm đau bụng kinh an toàn hiệu quả có những loại nào và mua thuốc này ở đâu?

Các loại thuốc giảm đau dành cho đau bụng trong kỳ kinh nguyệt:

- Cao ích mẫu: Cao ích mẫu là loại thuốc được chiết xuất từ thảo dược, tác dụng điều hòa kinh nguyệt, bổ máu, chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh. Cao ích mẫu hiện nay có 2 dạng là dạng nước và dạng viên nén khá dễ uống và an toàn cho các chị em. 

- Panadol extra: Đây là loại thuốc giảm đau phổ biến, được nhiều chị em sử dụng để giảm đau bụng kinh dữ dội. Tùy vào mức độ đau vừa phải, dữ dội chị em có thể uống từ 1 - 2 viên và cách nhau 4 giờ mới được uống lại.

Đau bụng kinh nên làm gì để chấm dứt hoàn toàn các cơn đau? - 6

Thuốc giảm đau có hiệu quả tức thì, chấm dứt các cơn đau bụng dữ dội (Ảnh minh họa)

- Mofen 400: Đây là loại thuốc dùng để giảm đau bụng kinh hiệu quả. Mỗi lần đau, chị em có thể uống 2 viên cơn đau thắt sẽ giảm tức thì, có người hợp thuốc kỳ kinh nguyệt tiếp theo không còn đau bụng nữa.

- Dolfenal: Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau, việc giảm đau bụng hành kinh cũng rất hiệu quả. Chị em đau bụng dữ dội nên cũng chỉ nên uống 1 viên là đủ.

- Alaxan: Loại thuốc giảm đau này được dùng nhiều trong việc chữa trị, làm giảm nhanh các cơn đau. Khuyến cáo chị em, nếu đau quằn quại, dữ dội, không chịu được mới nên dùng và không dùng quá 2 viên vì loại thuốc này rất có hại cho dạ dày. 

Các loại thuốc giảm đau này, chị em có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc Tây. Nhưng chị em không nên tự ý mua và sử dụng. Nên dùng thuốc theo sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ để an toàn, có tác dụng tốt nhất tránh những hậu quả đáng tiếc do tự ý sử dụng thuốc giảm đau.

Lưu ý: Các loại thuốc giảm đau đều có hại có dạ dày và gây biến chứng nếu sử dụng thường xuyên, trong thời gian dài. Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng trong vòng 12 - 24h vì vậy nó không chữa trị khỏi hẳn hoàn toàn ở tình trạng đau bụng hành kinh ở các tháng tiếp theo. 

Việc làm dụng thuốc không hề tốt và có thể dẫn đến tình trạng khó thụ thai, vô sinh ở phụ nữ. Vì vậy, nếu có thể chị em hãy cố chịu đau hoặc sử dụng các cách, ăn uống thực phẩm tốt cho ngày “đèn đỏ” để giảm đau an toàn, hiệu quả.

Để giảm, chấm dứt tình trạng đau bụng kinh quằn quại, dữ dội các chị em có thể áp dụng những cách trên để mỗi kỳ kinh nguyệt đến không còn là nỗi lo, khổ sở của em nữa.

Chu kỳ kinh nguyệt: Cách tính chính xác thời gian rụng trứng
Chu kỳ kinh nguyệt là cơ sở để tính thời gian rụng trứng chuẩn nhất. Dựa vào chu kỳ này, chị em dễ dàng tính ngày thụ thai và ngày quan hệ an toàn...
Phấn Nguyễn (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đau bụng kinh