Em gái vợ bị tai nạn, vào viện thăm tôi sốc khi biết em là con đẻ của vợ tôi

Thảo Nguyên - Ngày 01/12/2023 11:00 AM (GMT+7)

Nghe vợ nói vô lý hết sức nên tôi đã tự đâm thủng hết bao cao su để vợ phải có bầu ngoài ý muốn.

Nhà vợ có 2 chị em gái nhưng cô em kém vợ tôi tận 18 tuổi. Bố mẹ vợ kể, họ không có ý định sinh thêm con nhưng mãi sau bị nhỡ nên đành phải để đẻ. Vì thế tuổi tác của vợ với em gái mới cách xa như vậy.

Do bố mẹ đã già nên vợ tôi luôn lo cho em gái như một người mẹ thứ 2. Điều này tôi có thể hiểu và thông cảm được nhưng vợ quan tâm đến em 1 cách thái quá khiến nhiều lần tôi thấy khó chịu.

Vợ quan tâm đến em 1 cách thái quá khiến nhiều lần tôi thấy khó chịu. (Ảnh minh họa)

Vợ quan tâm đến em 1 cách thái quá khiến nhiều lần tôi thấy khó chịu. (Ảnh minh họa)

Vài lần tôi đã góp ý cho vợ nhưng cô ấy cứ lờ đi hoặc bao biện:

“Em gái nhưng chẳng khác gì con gái nên em phải quan tâm đến nó nhiều, bố mẹ đã quá già để nuôi dạy và bảo ban em ấy nên em phải có nghĩa vụ, trách nhiệm chứ”.

Thậm chí sau khi vợ chồng tôi cưới nhau 3 năm em mới chịu sinh con. Vợ nói muốn em gái lớn hơn nữa thì mới toàn tâm toàn ý có thể làm mẹ được.

Nghe vợ nói vô lý hết sức nên tôi đã tự đâm thủng hết bao cao su để vợ phải có bầu ngoài ý muốn. Thời điểm hiện nay vợ tôi đã bầu được 5 tháng nhưng thai yếu, dây chằng thấp nên bác sĩ khuyên phải vận động thật nhẹ nhàng, hạn chế chạy đi chạy lại kẻo phải đối mặt với biến chứng không đáng có.

Được bác sĩ khuyến cáo như vậy, bản thân vợ tôi cũng nghe lời. Ngoài đi làm ở công ty, về nhà cô ấy hầu như nghỉ ngơi hoàn toàn. Tôi cũng phụ vợ cơm nước, việc nhà để vợ không phải động tay vào bất cứ việc gì, giúp em hạn chế vận động nhiều.

Vợ tôi làm tất cả mọi điều để thai kỳ tốt lên nhưng có 1 điều cô ấy không làm được đó chính là hàng tháng đòi về quê thăm em gái 2 lần. Tôi cản như nào cũng không được nên cố nhịn vì không muốn em phải nghĩ ngợi buồn rầu lúc mang bầu.

Tới giữa tuần trước, cô ấy đang đi làm thì mẹ vợ gọi điện báo tin em gái bị tông xe phải khâu ở tay chân và mặt. Nghe xong vợ khóc nức nở, lo lắng quá nên cuống lên thu xếp về thăm ngay.

Tôi đã dặn vợ đợi tầm 1 tiếng nữa tôi sẽ đánh xe đưa về quê mà cô ấy không đợi được. Trong khi bản thân bầu bí yếu ớt là vậy, đường xa, đi xe còn bị say mà vợ vẫn lao về quê ngay. Lo cho vợ, tôi phải bỏ dở công việc để vội phóng theo em.

Do vợ đã thông báo em cô ấy đang nằm ở khoa Z, viện X nên tôi vào thẳng viện luôn. Mới chạy lên tầng 6, tôi đã thấy vợ nói chuyện với ai đó ngoài hành lang:

“Bố mẹ cứ bảo không phải lo cho cái Na nhưng sao con có thể không quan tâm đến Na được. Những lúc như thế này con khổ tâm lắm mẹ biết không? Có con gái mà con chẳng thể ôm ấp cưng nựng như người ta, cứ phải đóng vai chị em ruột”.

Khỏi phải nói nghe được câu nói vợ nói với mẹ đẻ mà tôi hốt hoảng đến chất vấn ngay. Cô ấy cũng không giấu nữa mà kể rõ sự thật. Thì ra em gái của vợ không phải là đứa con dứt ruột đẻ ra của bố mẹ vợ mà chính là con gái của vợ tôi.

Thì ra em gái của vợ chính là con gái của vợ tôi. (Ảnh minh họa)

Thì ra em gái của vợ chính là con gái của vợ tôi. (Ảnh minh họa)

Đây là hậu quả ngày em mới vào đại học ngây thơ yêu 1 chàng trai trường khác. Do bạn trai và nhà trai chối bỏ nên bố mẹ vợ đành phải gửi 2 mẹ con cô ấy vào Sài Gòn sống với bác của mình. Suốt 3 năm vợ sống ở đó, cuối cùng họ mới đón 2 mẹ con cô ấy về nhà nhưng với danh nghĩa là chị em gái để che mắt thiên hạ.

Tôi nghe mà ngã ngửa người vì bí mật bao năm vợ và bố mẹ cô ấy giấu kín. Lúc này tôi thật sự chưa đủ bao dung với cô ấy và đứa con không phải máu mủ mình. Hơn nữa, vài tháng nữa vợ cũng sẽ sinh con cho tôi rồi. Tôi phải làm sao đây?

Mẹ bầu thai yếu có nên đi lại nhiều?

Thói quen vận động đi lại thường được khuyến khích vì giúp cơ thể mẹ bầu dẻo dai hơn. Đi lại cũng giúp cơ thể đốt cháy lượng calo, phòng béo phì trong thai kỳ. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu những tháng đầu hoặc mẹ bầu thai yếu nên đi lại nhiều hay không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe.

Khi thai yếu trong mấy tháng đầu thai kỳ, thai nhi mới hình thành, vẫn chưa bám chắc vào tử cung người mẹ. Nếu thai yếu mà mẹ bầu đi lại quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Ngoài ra khi di chuyển bằng các phương tiện đi lại, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi và nghén nhiều hơn do nhạy cảm với mùi xăng. Việc di chuyển nhiều trong giai đoạn thai yếu đều  tiềm ẩn nhiều nguy cơ như:

Đi đường xóc, ổ gà: Địa hình di chuyển gập ghềnh dễ khiến mẹ bầu ngã xuống đường gây sảy thai.

Phanh gấp: Khi đi lại nhiều trên các phương tiện giao thông, nguy cơ phanh gấp dễ khiến bụng và tử cung mẹ bầu bị chèn ép, nguy hiểm cho thai nhi.

Đối với những thai phụ say xe, say sóng: Việc đi lại nhiều bằng các phương tiện như xe buýt, xe khách,… dễ dẫn đến tình trạng nôn nhiều, mất nước nguy cơ suy kiệt cơ thể.

Tóm lại mẹ bầu mang thai mấy tháng đầu và thai yếu nên hạn chế đi lại nhiều. Điều này không có nghĩa mẹ bầu không được đi đâu, điều quan trọng mẹ bầu biết cách di chuyển đúng cách.

Biết chồng lén tặng vợ cũ 5 tỷ, tôi định khởi kiện thì phát hiện bí mật đau lòng suốt 25 năm qua
Tưởng người cũ của anh tống tiền nên tôi quyết định thu thập hết chứng cứ để định khởi kiện cô ấy ra tòa, quyết tâm đòi lại khoản tiền 5 tỷ bằng được.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu