Khi sinh bé thứ 2, cổ tử cung của mẹ sẽ giãn nở nhanh hơn sinh bé đầu.
Video xem thêm: Quá trình sinh thường.
Khi mang bầu, mẹ bầu đều mong ước đến khoảnh khắc lên bàn đẻ để được gặp con yêu. Tuy nhiên, đây cũng không phải nhiệm vụ dễ dàng. Trong khi có nhiều mẹ sinh con rất nhanh chóng, dễ dàng, không ít người cũng khổ sở vì quá trình chuyển dạ đau đớn kéo dài hàng chục tiếng đồng hồ.
Trên thực tế, việc mẹ phải chịu đựng cơn đau đẻ dài hay ngắn phụ thuộc vào tốc độ giãn nở của cổ tử cung. Mẹ bầu nào thuộc trường hợp dưới đây thì quá trình giãn nở cổ tử cung sẽ nhanh chóng hơn.
1. Sinh con thứ
Nếu đã trải qua một lần sinh nở, cổ tử cung của mẹ thường sẽ mở nhanh hơn và quá trình sinh nở cũng suôn sẻ hơn. Ngoài ra, khi sinh con thứ, mẹ cũng có kinh nghiệm và tâm lý ổn định hơn nên hợp tác tốt hơn với bác sĩ, biết cách rặn sinh và giúp ca sinh nhanh cũng như bớt đau đớn hơn.
Mẹ sinh con thứ 2 trở đi sẽ có lợi thế về cả tâm lý và thể chất khi sinh nở.
2. Mẹ có sức khỏe tốt, tăng cân đúng chuẩn
Không chỉ cân nặng của thai nhi, cân nặng của người mẹ tăng lên trong thai kỳ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ca sinh. Với những mẹ thừa cân, béo phì, ca sinh sẽ kéo dài và khó khăn hơn; ngược lại, những mẹ bầu với cân nặng chuẩn sẽ dễ sinh và "dai sức" hơn nhiều.
Mẹ có sức khỏe tốt, giàu năng lượng, không mắc biến chứng thai kỳ nào thì đường nhiên quá trình sinh nở cũng dễ dàng hơn.
3. Vị trí của thai nhi thuận lợi
Thông thường, ở những tháng cuối thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Những em bé có ngôi thai thuận (đầu quay xuống dưới, mặt úp bên trong bụng mẹ) sẽ chào đời dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một số bé có ngôi thai ngược, thai ngôi mông, ngôi ngang, ngôi chân… sẽ khiến việc ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Tùy vào các tư thế của bé khi mẹ cận kề ngày sinh, bác sĩ sẽ tính toán và cân nhắc để đưa ra lời khuyên mẹ có thể sinh thường được không hay bắt buộc phải mổ lấy thai.
Bên cạnh đó, cân nặng và kích thước vòng đầu thai nhi cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ca sinh của mẹ dễ hay khó.
Tâm lý của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giãn nở cổ tử cung và sinh con.
4. Mẹ có tâm lý ổn định, bình tĩnh
Tâm lý, cảm xúc của mẹ sẽ tác động rất lớn đến quá trình sinh nở. Nếu mẹ bầu quá hồi hộp, lo lắng sẽ khiến các cơ trong cơ thể co cứng lại, cổ tử cung mở lâu hơn. Trong quá trình sinh, mẹ không thể thả lỏng cơ thể cũng khiến em bé khó ra ngoài hơn.