Một số mẹ khi mang thai thường hình thành thói quen nghén đồ cay nóng, tuy nhiên ăn đồ cay thường xuyên liệu có tốt cho sức khỏe của mẹ và bé?
Nếu như có một thứ khiến các mẹ có thể xả láng khi mang thai, đó chỉ có thể là đồ ăn. Không biết bao nhiêu người sắp làm mẹ đã từng phải trải qua những lần bị nghén – thứ cảm giác khiến tâm trí hoàn toàn phát cuồng với mùi vị đồ ăn thức uống.
Hormone tiết ra khi mang thai chính là nguyên nhân dẫn đến những cơn thèm ăn kỳ cục, bất thường và khó đỡ kể trên với các mẹ. Trong khi phần lớn sẽ bị kích thích ham muốn những món có vị ngọt, mặn hoặc chua, nhiều mẹ lại thèm những đồ ăn cay và nồng hơn.
Nhiều nguồn kiến thức chính thống đã phản đối lại việc ăn đồ cay khi mang thai, bằng cách viện dẫn các lý do như chúng dễ gây trở dạ sớm và sinh non, nhưng những lập luận này đều không có dẫn chứng thuyết phục. Thực tế, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự kích thích này chỉ là một biểu hiện để cơ thể bù đắp những dưỡng chất bị thiếu hụt. Thậm chí, mẹ càng nếm nhiều vị khi mang thai, càng giúp khẩu vị của bé trở nên đa dạng hơn khi chúng trưởng thành.
Vậy, ăn đồ cay có thực sự gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu không? Chúng có gây hại cho bé hay không?
Theo các chuyên gia, ăn đồ cay thật ra không gây ảnh hưởng bất lợi nào cho bé. Chỉ một phần rất nhỏ trong số chúng có thể tiếp cận với màng ối. Trừ khi ăn quá nhiều tinh bột có thể gây tăng lượng đường huyết trong cơ thể, các mẹ hãy yên tâm rằng ăn đồ cay sẽ không hề gây hại cho bé. Thực tế, có rất nhiều quốc gia mà ở đó việc thường xuyên ăn đồ có hàm lượng cay cao được xem như điều bình thường. Trẻ em mới được sinh ra ở những quốc gia đấy đều có cơ thể lành lặn và khỏe mạnh như trẻ em ở bất kỳ nơi nào khác.
Thực phẩm cay dù sao không gây tác hại gì đến sức khỏe của bé. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, cái gì nhiều quá đều không tốt, và ăn đồ cay cũng thế. Dù không gây hại một cách trực tiếp đến sức khỏe của bé, chúng vẫn có thể gây các phản ứng bất lợi cho cơ thể của mẹ.
Dưới đây là một số vấn đề cụ thể mà đồ cay có thể gây ra với cơ thể của mẹ:
1. Gây các vấn đề về đường tiêu hóa
Ợ nóng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất gắn liền với đồ ăn cay. Trong thời điểm thai kỳ, sự phát triển của tử cung sẽ gây áp lực lớn lên dạ dày, dẫn đến trào ngược acid. Thậm chí, lượng acid trong dạ dày có thể trào lên thực quản và gây các phản ứng như ợ nóng, ợ chua hay buồn nôn. Nó sẽ khiến các mẹ khó chịu vì gây cảm giác nóng phần ngực và họng. Thêm nữa, đồ cay có thể gây tổn thương phần dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa, các triệu chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy
2. Làm trầm trọng thêm chứng ốm nghén
Khi mang thai, mẹ sẽ trở nên mẫn cảm với mọi thứ mùi vị, đặc biệt là những mùi vị mạnh. Vì thế, hãy tránh việc ăn phải những món có vị lạ, đặc biệt là các loại ớt cay nếu mẹ không muốn bị những cơn nôn mửa hành hạ.
3. Gây trào ngược dạ dày
Đồ cay dù không thể gây chứng trào ngược dạ dày (gọi tắt là GERD), nhưng nếu mẹ có tiền sử bị GERD, đồ cay có thể làm triệu chứng đó trên trở nên trầm trọng hơn.
Mẹ bầu vẫn cần hạn chế đồ cay để tránh nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
Tóm lại, các mẹ tốt nhất chỉ nên ăn đồ cay với số lượng vừa phải để vừa cân bằng sức khỏe, vừa giảm cơn nghén. Nhưng nếu thật sự đang nghén đồ cay, trước tiên các mẹ hãy ăn chúng với số lượng vừa phải. Điều này sẽ giúp các mẹ xác định lượng đồ cay dạ dày mình có thể tiêu hóa được. Nếu mẹ bị mắc chứng ợ nóng hoặc khó tiêu, tốt nhất đừng nên ăn đồ cay. Thêm nữa, hãy đảm bảo đồ cay không chứa hóa chất và có xuất xứ an toàn để tránh nguy cơ thực phẩm bẩn.