Mẹ bầu tá hỏa vì bụng bầu to lại sinh con nhỏ

Ngày 26/07/2016 09:13 AM (GMT+7)

Hầu hết các mẹ đều mắc lỗi nhìn hình dáng bụng bầu để đoán cân nặng thai nhi trong bụng. Thực tế điều này không hoàn toàn đúng.

Những tháng đầu mang thai, có thể mẹ không quan tâm nhiều đến kích cỡ bụng bầu. Tuy nhiên từ quý thứ 2 thai kỳ, bụng mẹ sẽ không ngừng phát triển mạnh và bạn cũng sẽ nhận được không ít lời nhận xét rằng bụng to/nhỏ thế này con sẽ lớn/bé lắm.

Mẹ bầu tá hỏa vì bụng bầu to lại sinh con nhỏ - 1

Vị trí thai nhi trong bụng mẹ có thể ảnh hưởng đến kích thước bụng bầu. (ảnh minh họa)

Thực tế thì kích thước bụng bầu và cân nặng thai nhi không hoàn toàn tỷ lệ thuận với nhau. Dưới đây là những lý do vì sao có mẹ bầu mang thai to nhưng có những người lại mang thai rất nhỏ, gọn.

Chiều cao của mẹ bầu

Nếu bạn thuộc tuýp người cao ráo và bụng dài thì em bé sẽ có rất nhiều không gian để phát triển. Tuy nhiên lúc này tử cung sẽ có xu hướng phát triển lên cao chứ không phải đẩy ra phía trước. Kết quả là bụng bầu sẽ trông nhỏ gọn hơn.

Ngược lại, nếu bạn có chiều cao khiêm tốn, thì không gian giữ hông và xương sườn cũng nhỏ hơn vì vậy thai nhi ít có không gian phát triển và đương nhiên bụng sẽ phải nhô về phía trước nhiều hơn là đẩy lên cao.

Bạn lần đầu mang thai

Người phụ nữ lần đầu mang bầu thường có xu hướng mang thai nhỏ gọn hơn vì các cơn bụng chưa bị giãn ra phía trước nhiều và cũng săn chắc, gọn gàng hơn. Điều này có thể khiến vóc dáng của mẹ gọn gàng hơn so với những người mang bầu lần 2, lần 3.

Vị trí nằm của em bé

Thai nhi hoạt động rất tích cực trong tử cung mẹ và bé cũng thường xuyên thay đổi vị trí đặc biệt là quý cuối thai kỳ. Trong những tháng mang thai cuối, thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới nhưng có khi em bé quay lưng ra ngoài hoặc vào trong và vị trí này cũng ảnh hưởng đến hình dáng bụng bầu của mẹ.

Mẹ bầu tá hỏa vì bụng bầu to lại sinh con nhỏ - 2

Thai nhi hoạt động rất tích cực trong tử cung mẹ và bé cũng thường xuyên thay đổi vị trí đặc biệt là quý cuối thai kỳ. (ảnh minh họa)

Vị trí các cơ quan nội tạng

Khi bạn mang thai, bên trong bụng mẹ không chỉ có em bé mà còn có cả nhau thai, nước ối và cả cơ quan nội tạng của mẹ nữa. Khi tử cung phát triển lớn hơn, ruột có thể được đẩy ra phía sau làm cho bụng bầu tròn và nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên nếu ruột được đẩy sang hai bên tử cung thì bụng mẹ sẽ lớn hơn rất nhiều.

Lượng nước ối trong bụng mẹ

Lượng nước ối trong tử cung mẹ cũng có thể dao động, thay đổi theo mỗi giờ. Trong 20 tuần đầu, hầu hết nước ối được sản xuất từ cơ thể mẹ nhưng vào những tháng cuối thai kỳ, lượng nước này chủ yếu là các chất tiết ra của phổi và lượng nước tiểu.

Vì vậy, lượng nước ối trong bụng mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến hình dáng bụng bầu và kích thước bụng bầu cùng có thể thay đổi trong ngày theo lượng nước ối.

Di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng với kích thước thai nhi. Nếu cả hai bố mẹ đều cao thì sau này các em bé cũng thường sẽ sở hữu chiều cao lý tưởng còn nếu bố mẹ có chiều cao bình thường thì có nhiều khả năng bé cũng sẽ nhỏ nhắn. Vì vậy hình dáng bụng bầu to hay bé không liên quan nhiều đến cân nặng, chiều dài của thai nhi khi chào đời.

Chế độ tập luyện trước và trong thai kỳ

Với những mẹ bầu thường xuyên tập luyện thể thao trước và trong khi mang bầu sẽ có kích thước bụng săn chắc, gọn gàng hơn những người không luyện tập. Đây cũng là cách giúp các mẹ mang bầu lần 2, lần 3 không lo cơ bụng bị chảy xệ. 

Nguyệt Minh (Theo Mom)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thai nhi 40 tuần