Mẹ chồng bị gãy chân nằm viện, nhìn 1 người xuất hiện ở cửa phòng bệnh, cả đêm bà khóc đẫm gối 

Quỳnh Chi (ghi) - Ngày 21/11/2022 06:00 AM (GMT+7)

Tôi tỉnh dậy chỉ gặp y tá bên cạnh, con út chắc vẫn đi du lịch chưa về kịp, cái chân gãy thì đã được bó bột.

Nghe audio
0:00
0:00

Tôi có 2 đứa con trai, vợ chồng con cả ở dưới quê, còn tôi lên thành phố sống với con út. Hôm trước tôi ở nhà một mình, hai đứa đi du lịch. Con dâu dự định sang năm sinh con nên muốn đi chơi cho thỏa, kẻo con mọn lại không đi được. 

Ở nhà một mình, tối tôi vào nhà tắm chẳng may bị trượt chân ngã không đứng dậy nổi. Đau đến muốn ngất đi, các con không có nhà, tôi bất lực không biết làm thế nào, bật khóc nức nở như đứa trẻ. 

Đợi thật lâu, tôi cố dùng hết sức bình sinh lết cái chân đau ra ngoài tìm điện thoại gọi cho con trai út. Gọi mãi mới được, con bảo tôi đi taxi vào viện. Gọi taxi, nhích từng chút ra mở cửa, vào đến viện tôi đã vì quá đau và kiệt sức mà ngất lịm. 

Ngập ngừng, cuối cùng tôi vẫn không gọi báo cho con cả. (Ảnh minh họa)

Ngập ngừng, cuối cùng tôi vẫn không gọi báo cho con cả. (Ảnh minh họa)

Tôi tỉnh dậy chỉ gặp y tá bên cạnh, con út chắc vẫn đi du lịch chưa về kịp, cái chân gãy thì đã được bó bột. “Chuyến du lịch trọn gói chúng con đã thanh toán rồi, giờ về giữa chừng là mất tiền. Mẹ nhờ y tá giúp, không thì gọi cho anh con lên đi!”, con trai út đáp lời khiến lòng tôi chỉ còn tro tàn.

Ngập ngừng, cuối cùng tôi vẫn không gọi báo cho con cả. Lúc trước tôi bán nhà bán đất lên đây mua chung cư ở chung với con út vì quý vợ chồng nó hơn, căn nhà cũng do con đứng tên. Con cả được chia cho mẩu vườn nhỏ xíu, tự vợ chồng nó dựng cái nhà nhỏ mà sống và nuôi con. Tôi cứ nghĩ chẳng bao giờ nhờ vả con cả, giờ ra thế này nên hổ thẹn không muốn gọi về. 

Ai ngờ chiều tối hôm đó, một bóng người bỗng xuất hiện ở cửa phòng bệnh khiến tôi đờ đẫn. Đó là cô con dâu cả của tôi với chiếc bụng bầu to tướng 7 tháng, trong tay xách túi hành lý, rõ ràng định ở lại lâu. 

“Sao mẹ không gọi cho chúng con sớm? Nếu chú út không gọi về thì mẹ định ở đây một mình à?”, con bé nhíu mày hơi oán trách. 

Con trai cả bận đi làm, con dâu bèn gửi bé lớn sang ngoại rồi lên chăm mẹ. “Lần này ra viện mẹ về sống với chúng con đi, tránh chuyện tương tự thế này lại xảy ra. Nhà cửa chúng con mới làm, rộng rãi lắm…”, vì câu nói đó mà cả đêm tôi khóc ướt gối, không ngủ nổi. 

Hai năm sống với con út, tôi như người giúp việc trong nhà. Đi ăn, đi chơi, các con chưa bao giờ nhớ đến mời tôi đi cùng. Ít nữa có cháu, tôi sẽ trông cháu và làm việc nhà. Dâu cả ngược lại hoàn toàn, tôi đối xử với vợ chồng nó như thế, lúc này nó bụng to vẫn vượt đường xa lên chăm mẹ chồng, còn bảo tôi về sống chung. 

Có lẽ tôi sẽ “mặt dày” về quê thôi, từ giờ tới hết đời cố gắng chăm sóc cho con cả với các cháu. Nhưng tôi đang lo con bé bụng to như thế, ở đây chăm tôi vài ngày thì còn được, nếu tôi về quê thì con dâu phải vừa chăm con lớn lại chăm mẹ chồng gãy chân chưa hồi phục, liệu có quá sức? Phụ nữ mang thai không giống bình thường, nhỡ cháu tôi có mệnh hệ gì thì tôi hối hận cả đời. 

Có lẽ tôi sẽ “mặt dày” về quê thôi, từ giờ tới hết đời cố gắng chăm sóc cho con cả với các cháu. (Ảnh minh họa)

Có lẽ tôi sẽ “mặt dày” về quê thôi, từ giờ tới hết đời cố gắng chăm sóc cho con cả với các cháu. (Ảnh minh họa)

Làm việc, vận động trong thai kỳ thế nào cho hợp lý?

Khi làm việc, vận động, cơ thể tiết ra chất endorphin đem lại cảm giác hưng phấn, giúp mẹ bầu cảm thấy vui vẻ, dồi dào sinh lực, vượt qua tâm trạng lo lắng, căng thẳng khi mang thai. Vận động còn giúp cải thiện tuần hoàn, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cơ thể chịu đựng tốt hơn, sinh con dễ dàng hơn. Ngoài ra nó còn giúp tăng cân hợp lý, kiểm soát tốt trọng lượng bào thai, đồng thời sớm hồi phục vóc dáng và sức khỏe sau khi sinh.

Vận động hợp lý làm giảm các triệu chứng khó chịu của thai kỳ như đau lưng, táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Thêm nữa còn giải phóng năng lượng dư thừa, giúp ngủ sâu và ngon hơn.

Mẹ bầu vận động vừa phải sẽ giúp tăng cường lượng oxy đưa vào máu thai nhi, làm tăng quá trình trao đổi chất của bé, giúp bé phát triển tốt hơn. Chất endorphin đem lại cảm giác hưng phấn cho mẹ bầu cũng qua nhau thai đến với bé, giúp bé thư giãn, sảng khoái.

Tuy nhiên khi làm việc, vận động, mẹ bầu phải lưu ý những điểm sau đây:

- Thai kỳ không phải là thời điểm thích hợp để bạn tăng cường lượng vận động, mà chỉ nên áp dụng những hoạt động nhẹ nhàng, vừa sức. 

- Không nên làm những việc đòi hỏi nhiều sức lực, có nhiều va chạm hay dễ té ngã, bởi vì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé.

- Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn sau khi vận động, thấy mệt cần phải nghỉ ngơi.

- Những dấu hiệu khiến bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim không đều hoặc nhanh bất thường, khó thở, hụt hơi, chảy máu âm đạo, co thắt tử cung, thai cử động ít hơn bình thường. 

Bỏ vợ không biết đẻ, hơn năm sau gặp lại tôi điếng người khi em bế đứa trẻ giống tôi như tạc
Không khí gia đình những lúc đó căng ra như dây đàn. Chẳng ai nói với ai 1 lời. Tôi cũng chẳng bênh vực vợ lấy 1 câu vì đã chán sống với người vợ không biết đẻ.

Ung thư tinh hoàn

Theo Quỳnh Chi (ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu