Ung thư tinh hoàn và những điều cần lưu ý

Ung thư tinh hoàn là bệnh xảy ra ở nam giới độ tuổi 20-40. Bệnh tiến triển thầm lặng nên nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi đã di căn.

Tổng quan

Ung thư tinh hoàn chiếm 5% ung thư đường sinh dục - tiết niệu, hay gặp ở nam giới lứa tuổi từ 25 - 35, thường xảy ra ở những trường hợp có tinh hoàn ẩn tiền sử quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn,… Đây là bệnh ung thư có thể chữa khỏi ở giai đoạn sớm và vẫn đảm bảo khả năng sinh sản.

Ung thư tinh hoàn là tình trạng xuất hiện một khối u ác tính tại một hay cả hai tinh hoàn. Khối u ác tính này cứ ngày một to ra và rồi nó xâm lấn ra toàn bộ tinh hoàn. Đến một mức độ nào đó, toàn bộ tinh hoàn chỉ toàn là khối ung thư.

Do tinh hoàn là một cơ quan sinh sản đặc thù của nam giới nên ung thư tinh hoàn là một bệnh đặc thù của giới này. Nó là nguyên nhân ảnh hưởng không những tới khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng tới chất lượng phát triển đặc điểm giới tính nam.

Ở một cấu trúc bình thường, tinh hoàn chỉ gồm ba tế bào cơ bản là tinh nguyên bào, tế bào sertoli và tế bào kẽ (còn gọi là tế bào Leydig). Ung thư tinh hoàn có thể đến từ ba loại tế bào này. Trong ba loại tế bào trên chỉ có hai loại tế bào là quan trọng nhất bởi nó là đặc thù và quyết định chức năng giới tính sống còn của nam giới. Đó là tinh nguyên bào có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng, những tinh binh chịu trách nhiệm thụ tinh và tế bào kẽ có nhiệm vụ sản xuất ra hormon sinh dục nam đặc dụng là testosterol.

Đặc điểm của khối u ác tính trong ung thư tinh hoàn là tế bào của nó có sức phát triển mạnh mẽ, lấn át và triệt tiêu hoàn toàn một dòng tế bào hay cả ba dòng tế bào này. Sức phát triển của nó mạnh đến nỗi nó còn có thể phát triểnvượt ra ngoài tinh hoàn và đi đến những cơ quan ở xa gọi là di căn. Sự di căn là điều kiện châm ngòi cho những biến chứng phức tạp trong ung thư nói chung và trong ung thư tinh hoàn nói riêng.

Nguyên nhân

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư tinh hoàn, tuy nhiên có một vài trường hợp có thể gia tăng nguy cơ như: Những người có tinh hoàn ẩn: Đây là tình trạng tình hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong ổ bụng (thông thường ở giai đoạn bào thai hay trong 3 tháng đầu sau khi sinh, tinh hoàn của các bé trai sẽ di chuyển từ ổ bụng xuống bìu). Ngoài ra, cũng như nhiều bệnh khác, ung thư tinh hoàn cũng có tính di truyền. Một bé trai nếu có bố bị ung thư tinh hoàn thì sau này lớn lên, nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn gấp 4 lần so với các bạn cùng trang lứa.

Một số yếu tố môi trường, đặc biệt là nội tiết tố, nguồn gốc do mất thăng bằng tuyến nội tiết trong thời kỳ bào thai cũng có thể trở thành điều kiện gây bệnh thuận lợi.

Dấu hiệu

Có thể phân ra các giai đoạn như sau: Giai đoạn T tương ứng với sự lan tỏa tại chỗ của khối u với 4 mức độ. Giai đoạn N tương ứng với việc lan tỏa đến các hạch sau phúc mạc có 3 mức độ. Giai đoạn M tương ứng với sự di căn tới các cơ quan khác và sau này bổ sung thêm giai đoạn S tương ứng với các đánh dấu (Marqueurs) đặc hiệu.

Nếu khối u là ác tính (ung thư), các tế bào ung thư thường thoát khỏi vị trí của khối u ban đầu (nguyên phát) và theo dòng máu hay bạch huyết để đến bất cứ nơi nào trong cơ thể. Thường thì chúng sẽ di chuyển sang những mô lân cận, nhưng chúng cũng có thể di chuyển xa tới các cơ quan lớn như phổi, gan, xương, não. Nếu như khi chúng di chuyển đến nơi khác và có thể tồn tại được thì đó gọi là di căn hay ung thư tiến triển.

Các giai đoạn của bệnh

Có thể phân ra các giai đoạn như sau: Giai đoạn T tương ứng với sự lan tỏa tại chỗ của khối u với 4 mức độ. Giai đoạn N tương ứng với việc lan tỏa đến các hạch sau phúc mạc có 3 mức độ. Giai đoạn M tương ứng với sự di căn tới các cơ quan khác và sau này bổ sung thêm giai đoạn S tương ứng với các đánh dấu (Marqueurs) đặc hiệu.

Nếu khối u là ác tính (ung thư), các tế bào ung thư thường thoát khỏi vị trí của khối u ban đầu (nguyên phát) và theo dòng máu hay bạch huyết để đến bất cứ nơi nào trong cơ thể. Thường thì chúng sẽ di chuyển sang những mô lân cận, nhưng chúng cũng có thể di chuyển xa tới các cơ quan lớn như phổi, gan, xương, não. Nếu như khi chúng di chuyển đến nơi khác và có thể tồn tại được thì đó gọi là di căn hay ung thư tiến triển.

Điều trị

Khi chẩn đoán ung thư tinh hoàn có thể chỉ định phẫu thuật cắt tinh hoàn. Sau khi cắt tinh hoàn, nên đặt tinh hoàn giả cho bệnh nhân với mục đích ổn định tâm lý cho người bệnh. Ngoài ra, khuyến cáo người phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn nên thu giữ tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng trước khi phẫu thuật, vì lý do một số thuốc trong điều trị ung thư tinh hoàn có thể gây mất tinh trùng ảnh hưởng tới việc có con sau này. Người bệnh cũng không nên lo lắng nhiều cho cuộc sống phòng the sau đó vì phẫu thuật này không gây rối loạn tình dục.

Những nghiên cứu giải phẫu bệnh và đánh giá mức độ khu trú hay phát tán của khối u (CT bụng ngực) sẽ giúp hướng tới những điều trị bổ sung cần thiết. Nếu là khối u tinh hoàn khu trú, tùy theo dạng tế bào có thể đặt ra việc chiếu tia xạ ổ bụng, dùng hóa chất hoặc nạo vét hạch sau phúc mạc, hay thậm chí chỉ cần theo dõi thông thường.

Dạng tiến triển với sự khuếch tán của tế bào ung thư vào hạch ổ bụng hay thậm chí vào cơ quan khác cần điều trị hóa chất nhiều đợt phù hợp với mức độ nặng nề của sự khuếch tán cũng như tỷ lệ marqueurs tumoraux.

Sau điều trị hóa chất, đôi khi cần phẫu thuật vét hạch còn sót lại hoặc di căn.

Trong tình huống hiếm gặp hơn là ung thư tinh hoàn hai bên xảy ra đồng thời, thứ phát hay ung thư trên một tinh hoàn độc nhất (chỉ có duy nhất một tinh hoàn) có thể cắt tinh hoàn bán phần (với điều kiện khối u nhỏ và được phát hiện sớm).

Đại đa số bệnh nhân được điều trị khỏi với các phương pháp điều trị nói trên. Sau mổ cần theo dõi đều đặn chỉ số marqueurs tumoraux và CT.

Tự khám bìu được khuyến khích cho tất cả bệnh nhân từng bị ung thư tinh hoàn đã được điều trị để phát hiện sớm bệnh có thể tái phát.

Phòng bệnh

Tự kiểm tra

Hàng tháng, nam giới nên tự kiểm tra các khối u bất thường ở “quả bóng” tại nhà mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Cụ thể, trong khi tắm, hãy chú ý kỹ lưỡng từng bên tinh hoàn, da bìu để kiểm tra kích cỡ, hình dạng hay sự xuất hiện của khối u.

Không uống bia, rượu và hút thuốc lá

Những người thường xuyên hút thuốc và uống rượu chất lượng tinh trùng kém.

Nam giới thường có thói quen sử dụng thuốc lá, bia, rượu…đây là những chất kích thích gây độc và gây hại cho cơ thể trong đó có tác động xấu đến tinh hoàn. Những người thường xuyên hút thuốc và uống rượu chất lượng tinh trùng kém, giảm ham muốn tình dục và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chú ý đến yếu tố di truyền

Việc có người thân từng mắc ung thư tinh hoàn sẽ đẩy bạn đối diện với nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chính vì vậy, nếu trong gia đình từng điều trị ung thư tiền liệt tuyến, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện điều độ và thường xuyên đi khám sức khỏe tổng thể.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Để nâng cao sức đề kháng của cơ thể cũng như phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn bạn nên thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh.

Ăn đúng bữa, ăn đủ bữa và ăn đủ chất là tiêu chuẩn của một chế độ ăn khoa học. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống bạn nên tăng cường một số thực phẩm có công dụng ngăn ngừa bệnh ung thư tinh hoàn hiệu quả như:

Để nâng cao sức đề kháng của cơ thể cũng như phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn bạn nên thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh.

- Húng quế: Từ lâu, người Ấn Độ sử dụng như một loại thảo mộc thiêng liêng. Khi đi vào cơ thể, húng quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh, ngừa ung thư hiệu quả. Làm được điều này là nhờ lượng carnosol dồi dào có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào gây bệnh.

Đặc biệt, monoterpene – chất chống oxy hóa có trong húng quế từng được chứng minh có khả năng ngừa ung thư tinh hoàn.

- Cà chua: Cà chua giàu lycopene từng được chứng minh có tác dụng ngừa ung thư tinh hoàn, tiền liệt tuyến. Đáng lưu ý, kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Italy chỉ ra, những người ăn cà chua sống 7 lần trở lên mỗi tuần có khả năng giảm tới 60% nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng so với người chỉ ăn 2 lần hoặc ít hơn.

- Các loại quả mọng: Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây chứa nhiều proanthocyanidin và catechin – những chất chống oxy hóa cực mạnh. Đặc biệt, dâu tây chứa axit ellagic có tác dụng bảo vệ cấu trúc gen di truyền trong cơ thể khỏi bị hư hại bởi chất gây ung thư.

- Tỏi: Ngoài các chất chống oxy hóa có tác dụng hạn chế sự hình thành các gốc tự do gây hại, tỏi còn chứa nhiều sulfua alylic, có tính kháng nấm, chống ký sinh trùng…

Khám sức khỏe thường xuyên

Bệnh ung thư tinh hoàn ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện do các triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể phát hiện sớm và điều trị ung thư tinh hoàn nhờ việc thăm khám thường xuyên.

Các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám sức khỏe 6 tháng/lần để phát hiện những biến đổi bất thường của tinh hoàn sớm nhất. Những người có tiền sử hút thuốc, uống rượu bia hoặc tinh hoàn ẩn nên đi khám thường xuyên hơn.

Nam giới mắc ung thư tinh hoàn cần được điều trị và có kế hoạch theo dõi chặt chẽ để phát hiện được kịp thời khi bệnh tái phát.

Thông Tin Cần Biết

Bệnh ung thư khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY