Mẹ chồng từng đuổi con dâu vô sinh khỏi nhà, 3 năm sau nhìn đứa trẻ tôi dắt về bà vội sang tên tài sản

Thảo Nguyên - Ngày 19/02/2024 06:00 AM (GMT+7)

Vô sinh không rõ nguyên nhân mà mẹ chồng suốt ngày lấy con dâu ra đay nghiến, chì chiết như thể tôi bị bệnh.

28 tuổi sau khi có việc làm ổn định tôi mới kết hôn và ở chung với bố mẹ chồng. Nhưng kể từ đó, cuộc sống làm dâu của tôi vô cùng vất vả, mệt mỏi. Nguyên nhân là do 2 chúng tôi thả tự nhiên suốt 2 năm vẫn chưa thể có bầu. Đi khám bác sĩ nói cả 2 kết quả hoàn toàn bình thường và chỉ khuyên tinh thần thoải mái, chịu khó thuốc thang tẩm bổ thì con yêu sẽ về.

Để dự phòng không thể sinh tự nhiên được, vợ chồng tôi đã quyết định trữ trứng và tinh trùng. Tất nhiên điều này chỉ có 2 đứa biết với nhau. Chồng tôi vẫn bảo cố gắng thêm 1 năm nữa không có bầu tự nhiên sẽ thực hiện thụ tinh ống nghiệm bằng trứng và tinh trùng đã trữ.

Mẹ chồng trước đuổi con dâu vô sinh khỏi nhà. (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng trước đuổi con dâu vô sinh khỏi nhà. (Ảnh minh họa)

Vô sinh không rõ nguyên nhân mà mẹ chồng suốt ngày lấy con dâu ra đay nghiến, chì chiết như thể tôi bị bệnh. Bà toàn bảo trước đã khuyên can con trai đừng lấy mà cứ cố tình đám cưới, giờ phải chịu trận.

Khi 2 đứa đang tích cực uống thuốc để có bầu thì bước sang năm thứ 3 sau cưới, chồng tôi ra đi sau 1 vụ tai nạn lao động ở phân xưởng làm việc. Dù con dâu đau đớn vì bị mất chồng nhưng mẹ anh vẫn đổ hết mọi tội lỗi lên đầu tôi.

Bà nói tôi sát phu nên chồng mới ra đi sớm như vậy. Rồi sau 100 ngày của con trai, mẹ chồng chính thức đuổi con dâu khỏi nhà vì vừa không biết đẻ vừa làm chồng mất nên chẳng có lý do gì ở lại nhà này.

Uất nghẹn với cách hành xử của mẹ chồng nhưng bà đã tuyệt tình tuyệt nghĩa tôi cũng không thiết tha ở lại đây. Vì thế tôi đã rời khỏi nhà chồng sau hơn 3 năm làm dâu tay trắng.

3 năm nay, cuộc sống của tôi có rất nhiều thay đổi. Dù chồng đã mất nhưng do khát khao được làm mẹ, tôi đã tiến hành lấy trứng và tinh trùng trữ đông từ trước của 2 đứa để thụ tinh trong ống nghiệm. May mắn ngay lần chuyển phôi đầu đã thành công. Tôi có hành trình mang thai và đi đẻ rất suôn sẻ. Con trai tôi sinh ra càng lớn càng giống bố như đúc. Con cũng rất ngoan ngoãn, đáng yêu.

3 năm sau ly hôn, Tết vừa rồi tôi mới bế theo con trai hơn 2 tuổi về lại nhà chồng. Khi 2 mẹ con đứng trước mặt, cả nhà chồng đều sững sờ nhìn vì con trai tôi giống bố như 2 giọt nước. Trong khi cả nhà anh không hề biết về sự tồn tại máu mủ của mình 3 năm nay.

Khi biết hết mọi chuyện, bố chồng tôi khóc ôm lấy cháu nội còn mẹ anh vội vàng xuống nước bảo con dâu:

“Cả nhà này có lỗi với mẹ con con quá. Yên tâm, bố mẹ sẽ sang tên hết tài sản nhà này cho cháu nội mình. Chính bố mẹ cũng không ngờ được con trai của mình đã bỏ đi mà giờ lại có đứa cháu nội xinh xắn đáng yêu thế này. Hãy tha lỗi và về đây sống cùng với bố mẹ như xưa con nhé”.

Ngày mùng 4 Tết, 2 mẹ con tôi đã chuyển về bên nhà chồng sống chung như trước. Mẹ chồng tôi suốt ngày quấn quýt, chăm cháu nội mà không làm khó dễ con dâu bất cứ chuyện gì nữa. Đặc biệt hễ có ai đến chơi mà độc mồm bảo thụ tinh ống nghiệm không phải là con mình là mẹ chồng lại nói ngay:

“Không phải mà sao cháu tôi lại như bản sao của bố nó thế này. Các bà đừng có độc mồm độc miệng nói như vậy, phải mừng cho nhà tôi mới đúng”.

Nay bà lại đề nghị 2 mẹ con về sống chung rồi chuyển hết tài sản cho cháu nội. (Ảnh minh họa)

Nay bà lại đề nghị 2 mẹ con về sống chung rồi chuyển hết tài sản cho cháu nội. (Ảnh minh họa)

Từ đó họ hàng, hàng xóm cũng không ai dám xì xào lời ra lời vào nữa. Mà mẹ chồng tôi cũng nói đúng, con sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo vẫn là con mình chứ con ai.

Thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh ống nghiệm có phải con mình không?

Để giải đáp cho vấn đề trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo có phải con mình không, chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp thụ tinh nhân tạo. Thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh ống nghiệm đều là phương pháp hỗ trợ sinh sản được áp dụng phổ biến trên thế giới.

Sự cố nhầm lẫn là điều có thể xảy ra ở nhiều lĩnh vực, tuy nhiên trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, việc xảy ra nhầm lẫn là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, điều này có thể để lại những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, tương lai của những đứa trẻ. Vì vậy tại khi thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản, vấn đề định danh luôn được đặt lên hàng đầu để tránh nhầm lẫn mẫu giao tử trong quá trình thực hiện, bao gồm cả phương pháp thụ tinh ống nghiệm hoặc thụ tinh nhân tạo.

Tại các viện sản, quá trình nhận diện bệnh nhân được kiểm soát một cách chặt chẽ từ những ngày đầu đến khám, nhận bệnh, kê toa, thủ thuật,… đều có những bước nhận diện bệnh nhân qua dấu hiệu sinh trắc như hình ảnh, dấu vân tay và các thông tin hành chính cá nhân.

Nhân viên y tế sẽ tiến hành các bước như thu thâp thông tin của khách hàng: Bao gồm thông tin về họ và tên, ngày tháng, năm sinh của cả người vợ và người chồng, sau đó sẽ tới bước nhận diện khuôn mặt, lấy dấu vân tay và cấp mã số khách hàng. Mỗi bệnh nhân chỉ có một mã số duy nhất.

Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa việc nhầm lẫn trong thu nhận tinh trùng, trứng… bệnh viện tiến hành theo nguyên tắc chỉ có 1 bệnh nhân tiến hành thủ thuật tại 1 thời điểm duy nhất. Thông tin hành chính: tên tuổi, mã số,.. đều được thể hiện trên ống lưu trữ.

Double check là việc kiểm tra thông tin chéo giữa 2 nhân viên y tế sẽ được tiến hành trong hầu hết các giai đoạn khách hàng điều trị như từ khi làm hồ sơ đến các bước thủ thuật, thu nhận trứng, tinh trùng, lọc rửa tinh trùng, bơm tinh trùng… Quán trình thực hiện thụ tinh nhân tạo hay ống nghiệm sẽ đảm bảo chỉ có duy nhất 1 mẫu ở trên các vị trí để loại trừ khả năng gây nhầm lẫn khi lấy mẫu.

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu