Nhiều lần tôi muốn về thăm nhà chồng nhưng bố mẹ anh cứ gàn bảo không cần về.
Tôi và Quyến quen nhau từ thời đại học. Chúng tôi bằng tuổi và học ở 2 trường khác nhau. Khi quen và yêu Quyến, qua những câu chuyện anh kể, tôi biết nhà anh rất nghèo khó. Bố mẹ quanh năm chỉ làm nông nghiệp và bán đồ vàng mã tại nhà. Dưới anh còn em trai kém 4 tuổi. Do yêu đương nhưng chưa xác định cưới nên tôi cũng chưa 1 lần về quê anh ra mắt.
Sau khi ra trường đi làm được 3 năm, chúng tôi tính đến chuyện kết hôn. Bản thân tôi cũng về thăm nhà anh 1 lần. Bố mẹ anh và em trai đón tiếp tôi rất nồng nhiệt. Tuy nhiên đúng như những gì anh kể, nhà anh chỉ là căn nhà cấp 4 lụp xụp nằm sâu trong ngõ nhỏ. Đồ vật trong nhà không có gì đáng giá.
Sau khi ra trường đi làm được 3 năm chúng tôi tính đến chuyện đám cưới. (Ảnh minh họa)
Bản thân tôi cũng nghĩ 2 đứa đến với nhau chủ yếu vì tình cảm nên không quan trọng mấy chuyện kinh tế hay vật chất. May mắn cả bố mẹ tôi dù có kinh tế dư dả nhưng cũng nghĩ như vậy. Khi biết 2 đứa cưới, bố mẹ đẻ cho tôi 300 triệu. Với số tiền này, tôi đưa hết cho bạn trai lo liệu toàn bộ đám cưới bên nhà anh.
Thậm chí biết tôi có bầu trước cưới, bố mẹ 2 bên cũng rất vui. Đặc biệt bố mẹ chồng còn bảo nếu có tiền sẽ cho 2 đứa mua nhà trên phố nhưng chỉ tiếc họ nghèo quá nên rất áy náy phải để các con ở trọ. Hiểu tâm lý của thông gia nên bố mẹ đẻ còn cho 2 tỷ để mua 1 căn hộ chung cư ổn định cuộc sống.
Sau kết hôn, do bị nghén nhiều nên tôi không về quê chồng được. Bù lại dù con dâu ở xa, tôi vẫn được bố mẹ chồng quan tâm nhiều. Hàng ngày mẹ anh thường gọi điện hỏi xem ăn uống, đi làm như thế nào. Có lúc bà còn gửi cho những thực phẩm quê ngon lên phố cho con dâu bầu ăn.
Nhiều lần tôi muốn về thăm nhà chồng nhưng bố mẹ anh cứ gàn bảo không cần về. Bởi tôi ốm nghén mãi không dứt, đi lại đường xa rất mệt mỏi. Thứ 2 ông bà ở quê vẫn khỏe, không phải lo ngại bất cứ điều gì. Vợ chồng ở phố cứ đi làm rồi tự chăm nhau, Tết đến về quê 1 thể.
Cứ nghĩ sẽ chỉ ốm nghén 3 tháng đầu thai kỳ mà 3 tháng giữa tôi vẫn bị nôn ói. Sợ con dâu ốm nghén lâu và nôn liên tục sẽ gây thiếu chất dinh dưỡng cho mẹ và bé nên mẹ chồng liên tục giục ăn uống, bồi dưỡng.
Bà còn bắt con trai phải đưa con dâu đi bác sĩ thăm khám, theo dõi và có biện pháp xử trí nếu như ốm nghén kéo dài, nặng và thường xuyên. Tận khi bác sĩ nói ốm nghén nhiều không ảnh hưởng đến thai nhi thì mẹ chồng mới yên tâm phần nào. Đây cũng là lý do sau cưới 5 tháng, Tết vừa rồi bụng bầu 7 tháng to vượt mặt, tôi vẫn hồ hởi về quê chồng ăn Tết.
Về nhà chồng ăn Tết, tôi thấy ngay bên cạnh ngôi nhà cũ lại mọc lên căn biệt thự rất to đẹp. Lạ quá tôi hỏi thì bố mẹ anh bảo đó là nhà hàng xóm mới xây cho con trai sắp cưới vợ. Thế nhưng lúc cả nhà ngồi ăn uống với nhau, em trai chồng uống rượu say quá đã tiết lộ 1 sự thật động trời:
“Chị có biết căn biệt thự kia của ai không, chính là của bố mẹ xây cho em để vài tháng nữa em lấy vợ đấy. Bố mẹ không phải không có tiền đâu mà có bao tiền họ dồn hết cho em rồi nên không cho được anh chị chút nào nữa”.
Nghe những lời em chồng tiết lộ lúc say xỉn mà tôi ngớ người. Càng khó hiểu hơn trước thái độ bối rối của bố mẹ chồng và chồng mình. Biết không thể giấu được con dâu, họ mới thú nhận đúng như em trai anh nói, họ có thể có tiền chi trả cho đám cưới cũng như vẫn xây được nhà biệt thự cho con trai thứ nhưng thấy nhà tôi có điều kiện, lại dễ tính nên cả nhà đã lừa dối tôi và thông gia.
Mang bầu mà tôi rất hạnh phúc vì được chồng và bố mẹ anh quan tâm. (Ảnh minh họa)
Thật sự, tôi chẳng bao giờ mong cầu bố mẹ chồng phải cho tiền bạc hay vật chất nhưng uất nghẹn vì bị chồng và cả nhà anh lừa gạt. Tôi quyết định về thành phố ngay tức khắc và bỏ lại lá đơn ly hôn chồng ngay ngày đầu xuân mới. Sống với sự lừa dối thế này, tôi thà làm mẹ đơn thân còn hơn.
Ốm nghén lâu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mang thai bao lâu thì nghén và hiện tượng này có ảnh hưởng tới thai nhi hay không là nhiều e ngại của các mẹ bầu. Tuy nhiên các bác sĩ sản khoa cho biết các biểu hiện nghén trung bình hay nhẹ như đôi khi nôn mửa sẽ không gây hại cho em bé.
Ngay cả khi mẹ bầu không tăng cân ở 3 tháng đầu của thai kỳ nhưng tình trạng nôn ói không gây mất nước thì vẫn ổn. Thông thường ở hầu hết các trường hợp, hiện tượng thèm ăn sẽ xuất hiện sớm trở lại và sau đó mẹ bầu bắt đầu tăng cân. Nhưng mẹ bầu cần chú ý khi nôn mửa kéo dài liên tục thì sẽ gia tăng nguy cơ rối loạn nước, điện giải, gây thiếu chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Khi ấy mẹ bầu có nguy cơ sinh non hoặc sinh con ra nhẹ cân. Chính vì thế mẹ bầu cần tự theo dõi và có biện pháp xử trí tốt nhất nếu như các biểu hiện này kéo dài, nặng và thường xuyên.
Thống kê cho thấy có khoảng 1 nửa số mẹ bầu bị ốm nghén khi mang thai sẽ cảm thấy giảm các biểu hiện khi bước sang tuần thứ 14. Tuy nhiên một số mẹ bầu có thể phải mất thêm khoảng 1 tháng sau đó mới có thể trở lại bình thường, thậm chí một vài biểu hiện có thể kéo dài trong suốt thai kỳ.