Năm nay những ngày tháng 6 nắng như chảo lửa lại về đồng nghĩa với việc đã sắp đến ngày giỗ đầu chồng tôi.
Sinh ra và lớn lên ở quê, lại chỉ học hết cấp 3 nên tôi làm công nhân nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ con. Đến tuổi cập kê, qua những người bạn của mình, tôi gặp và quen anh. Thấy anh hơn 2 tuổi lại khá chững trạc, hiền lành, biết cư xử nên tôi cũng mở lòng khi anh tìm hiểu. Sau 2 năm yêu, chúng tôi làm đám cưới trong sự chúc phúc của mọi người.
Sau cưới, vợ chồng tôi được bố mẹ cho ra ở riêng trong 1 căn nhà cấp 4 gần đó nên sống tự chủ, thoải mái. Hàng ngày cả 2 đều đi làm cho công ty, tối mới về. Cuộc sống không mấy dư dả do đồng lương công nhân thấp nên tranh thủ cuối tuần, chúng tôi vẫn đi làm đồng, trồng hoa màu, chăn nuôi. Cứ những ngày cấy, gặt là vợ chồng lại cùng đi làm để mỗi vụ đến có thóc lúa sẵn của nhà vừa tiết kiệm chi phí, vừa ăn thóc lúa làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sau cưới, vợ chồng tôi được bố mẹ cho ra ở riêng trong 1 căn nhà cấp 4 gần đó nên sống tự do, thoải mái. (Ảnh minh họa)
Được cái chồng tôi chăm chỉ lắm. Cứ đi làm về là anh lại phụ vợ cơm nước, dọn dẹp nhà cửa hay cho gà, ngan vịt ăn mà không 1 lời than thở. Anh cũng rất ít khi theo bạn bè, anh em trong làng tụ tập vì không muốn vợ lại phải ở nhà một mình. Ngoài ra, anh ngoan ngoãn, hiếu thảo, quan tâm tới bố mẹ 2 bên khiến nội ngoại đều quý.
Nhưng có lẽ ông trời không cho ai hết tất cả mọi thứ. Có chồng tốt như vậy nhưng suốt 3 năm qua chúng tôi lại không thể có với nhau một mụn con. Đi khám thì phát hiện ra anh bị hiếm muộn do một tai nạn ngày nhỏ gây nên. Từ đó chúng tôi đã rất tích cực chạy chữa nhưng tin vui có con vẫn chưa về.
Nhiều lần sợ tôi quá tuổi sinh đẻ, chồng đề nghị vợ cứ đi trữ trứng trước để khi anh điều trị được là có thể mang bầu luôn nhưng tôi không nghe theo vì tự tin chất lượng trứng vẫn còn tốt.
Khi vợ chồng đang sống yên vui thì chồng tôi bị tai nạn giao thông trên đường chở lúa từ cánh đồng về nhà. Vụ tai nạn đã khiến anh mất ngay trên đường cấp cứu tới viện mà chẳng kịp trăng trối cho vợ hay bố mẹ bất cứ điều gì.
Mất chồng, tôi như muốn hóa điên lên vì mất đi một chỗ dựa vững chắc, 1 người bạn tâm tình. Song tôi vẫn phải cố gắng để sống tiếp. Mỗi ngày đi làm về, nhìn đâu trong nhà tôi cũng thấy bóng dáng anh. Sợ tôi buồn và nghĩ quẩn, nửa năm đầu sau ngày anh mất, mẹ chồng hoặc em chồng tối nào cũng ra nhà ngủ với tôi.
Mất chồng, tôi như muốn hóa điên lên vì mất đi một chỗ dựa vững chắc. (Ảnh minh họa)
Năm nay những ngày tháng 6 nắng như chảo lửa lại về đồng nghĩa với việc đã sắp đến ngày giỗ đầu chồng tôi. Mỗi khi đi làm về, tranh thủ dọn sân thóc đã phơi mà tôi nhớ anh quá. Mùa gặt năm ngoái, anh vẫn còn tíu tít dọn thóc lúa cho vợ. Còn năm nay, tôi chỉ còn được nhìn anh qua tấm ảnh thờ mà trào nước mắt vì nhớ thương chồng thật nhiều. Có hôm dọn sân thóc xong mà tôi ngồi ôm mặt khóc tu tu như trẻ nhỏ vì nhìn đâu trong góc sân này cũng chỉ toàn hình bóng chồng thôi.
Nhớ chồng quá cố, tôi lại cũng nhớ đến lời anh hay giục vợ đi trữ trứng để khi muốn có thể thực hiện được thiên chức làm mẹ thiêng liêng. Trước chồng còn sống, tôi chẳng nghĩ tới việc này và toàn gạt đi. Giờ anh đi rồi, tôi cũng muốn trữ đông trứng để sau này khi sẵn sàng làm mẹ còn có cơ hội. Nhưng không rõ quy trình trữ trứng đông lạnh được tiến hành như thế nào nhỉ?
Quy trình trữ lạnh trứng
Tại các bệnh viện lớn, quy trình trữ trứng tiến hành tương tự như việc thụ tinh trong ống nghiệm. Đầu tiên, bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng, các xét nghiệm về tiền phẫu, sau đó tiến hành kích thích buồng trứng với phác đồ phù hợp. Trứng sẽ được lấy ra khi đạt chuẩn về kích thước trên siêu âm cũng như các giá trị về nội tiết, khi lấy trứng người bệnh sẽ được gây mê.
Bệnh viện sẽ nhận diện khách hàng bằng hệ thống dấu sinh trắc như hình ảnh, dấu vân tay, mã số người bệnh và các giấy tờ hành chính khác. Khi lưu trữ trứng trong phòng lab hay nhận diện trứng trong lab sẽ luôn ghi đầy đủ thông tin của người bệnh, vì vậy hầu như không có khả năng nhầm lẫn.
Việc trữ trứng dành cho người độc thân được thực hiện khá phổ biến. Khách hàng được tiến hành thăm khám sức khỏe sinh sản và tư vấn đầy đủ thông tin khi có chỉ định trữ trứng. Sau khi được kích thích buồng trứng và chọc hút trứng, trứng sẽ được đánh giá sự trưởng thành và chất lượng (tế bào chất, sự hiện diện thoi vô sắc…).
Sau đó, trứng được trữ lạnh bằng dụng cụ chứa chuyên dụng và tiến hành lưu trữ trong nitơ lỏng. Khi người phụ nữ có nhu cầu sử dụng, trứng sẽ được rã đông và kết hợp với tinh trùng để tạo phôi. Trứng thụ tinh sẽ được nuôi cấy trong môi trường thích hợp từ 3 – 6 ngày. Sau đó, phôi sẽ được đánh giá và lựa chọn để đặt vào tử cung của người phụ nữ.
Hiện có 2 phương pháp được áp dụng trong trữ đông trứng là đông lạnh chậm và kỹ thuật thủy tinh hóa. Việc áp dụng kỹ thuật trữ đông hiện đại này giúp mở rộng cánh cửa điều trị cho bệnh nhân ở trong nhiều trường hợp.