Tôi luôn tin ở đời có nhân quả nhưng chẳng bao giờ nghĩ sẽ gặp lại mẹ chồng cũ trong tình cảnh trớ trêu này.
Năm 20 tuổi khi đang học Đại học năm 2 thì tôi gặp và yêu chồng mình. Mới 6 tháng bên nhau, chúng tôi đã lỡ có bầu ngoài ý muốn. Do cả 2 còn trẻ nên sốc nổi, quyết định về chung 1 nhà. Khi ấy mẹ bạn trai phản đối kịch liệt lắm. Bởi nhà anh giàu có, mẹ chồng có công ty riêng. Vì thế bà nghĩ tôi có bầu để lừa anh vào tròng, tôi đến với anh chỉ vì biết nhà anh giàu, có của ăn của để.
Khi chọc ối xét nghiệm bào thai, biết đứa cháu trong bụng là cháu ruột mình, bà vẫn bảo chỉ cho 2 đứa về sống với nhau còn không đăng ký kết hôn. Bà nói cứ sống vậy mấy năm để rõ tôi đến với con bà vì của cải hay vì yêu.
Mẹ chồng chẳng hề xót con dâu và cháu nội cũng hùa theo đuổi tôi ra khỏi nhà. (Ảnh minh họa)
Sau sinh con, tôi thôi học và ở nhà trông con. Chồng tôi phụ mẹ điều hành công ty. Nói chung tôi chẳng có tiếng nói trong nhà, chỉ là một đứa ăn bám và như osin không công. Đã vậy sau cưới chồng dần thờ ơ với vợ và ngoại tình. Nhiều lần tôi đã định ôm con bỏ đi nhưng lại chưa dám vì không có nghề nghiệp và tiền trong tay thì lấy gì nuôi con.
Cho đến một ngày đi làm về anh nói thẳng đã có người phụ nữ khác bên ngoài rồi đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà. Mẹ chồng chẳng hề xót con dâu và cháu nội cũng hùa theo bảo 2 đứa tôi không có đăng ký kết hôn thì ra khỏi nhà sớm để bà còn đón con dâu mới về.
Tôi nhớ như in tối ấy bế con ra khỏi nhà chồng về nhà ngoại mà trong tay không có nổi 200 ngàn đồng. Tiền xe ôm về nhà cũng do bà ngoại trả hộ. Sau đó, tôi buộc phải để con ở quê cho bà chăm giúp để lên thành phố làm việc kiếm tiền gửi về nuôi con. Cũng may công việc thuận lợi, dần dần tôi kinh doanh thêm nên cũng kiếm được tiền đủ cho 2 mẹ con tôi sống và có tích lũy. Suốt 5 năm qua tôi chẳng dám yêu đương, chỉ lao vào làm để mua nhà, tậu xe cho con cuộc sống êm ấm.
Tới 2 năm trước tình cờ tôi gặp và yêu một người đàn ông Hà Lan. Sau đó, 2 đứa kết hôn và anh chuyển hẳn về Việt Nam sống, làm việc. Anh cũng mua cho mẹ con tôi 1 biệt thự ở ven hồ rất rộng lớn. Hiện tôi đang mang bầu con thứ 2, thấy vợ ốm nghén nên chồng Tây cứ bắt thuê thêm giúp việc đỡ đần cơm nước, chăm con gái lớn cho vợ đỡ vất vả. Vì thế tôi phải gọi đến công ty môi giới để tìm giúp việc cho gia đình.
Hôm tôi đưa con gái về quê ngoại chơi thì giúp việc mới đến nhà. Do ở nhà chỉ có anh xã nên mới chỉ dẫn bà giúp việc mới đi thăm quan các phòng. Hôm sau tôi về thì thấy giúp việc mới đang lau sàn bếp. Tôi định chào thì sững người khi người đàn bà ấy quay người lại. Bởi người đó chẳng ai khác chính là mẹ chồng cũ của tôi.
Gặp tôi, mẹ chồng cũ cũng ớ người, lắp bắp. Bà kể sau khi mẹ con tôi rời đi thì con trai bà cưới vợ mới. Hai vợ chồng con trai bà chỉ mải ăn chơi không chịu làm lụng, anh còn đam mê bài bạc tối ngày nên bao của nả của nhà đều đội nón ra đi. Để trả nợ cho con trai, bà phải bán cả công ty và đất nhà mới đủ. Con dâu mới chán ngán ly hôn chồng. Con trai bà vẫn chứng nào tật đó với những ván bài đen đỏ và nợ nần ngày càng nhiều nên phải bỏ đi biệt xứ trốn nợ.
Còn bà ở tuổi xế chiều phải đi ở trọ và làm giúp việc cho người ta. Nhìn bà khắc khổ quá nên tôi nắm tay mẹ chồng cũ bảo:
“Bác cứ làm ở đây, có gì khó khăn cứ nói với cháu, giúp được gì cháu nhất định sẽ giúp”.
Mẹ chồng cũ rưng rưng nước mắt cảm ơn. (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng cũ rưng rưng nước mắt cảm ơn. Song có lẽ bà vẫn ngại chuyện cũ và không còn mặt mũi nào để ở lại nhà tôi nên sau vài ngày thì không thấy đến nữa mà thay bằng người mới.
Cứ nghĩ đến mẹ chồng cũ mà tôi vẫn thấy tội nghiệp bà quá. Vài ngày làm cho nhà tôi, thấy tôi bầu lần 2 bà cũng vui lắm còn nhắc tôi thăm khám thai kỳ thường xuyên vì khoảng cách sinh giữa 2 lần quá thưa, sau chục năm sẽ không tốt cho sức khỏe 2 mẹ con. Vậy mà cuối cùng bà lại quyết định nghỉ việc. Nghe bà nói vậy tôi cũng lo lo, có phải đẻ dày hay thưa quá đều không tốt cho thai nhi không?
Đẻ dày hay đẻ thưa có gây hại cho thai nhi không?
Các nhà nghiên cứu ở Columbia đã tìm hiểu 67 cuộc phân tích trước đó bao gồm hơn 11 triệu ca sinh nở. Họ tìm thấy khoảng thời gian giữa 2 lần đẻ ít hơn 18 tháng hay nhiều hơn 59 tháng sẽ gia tăng nguy cơ có hại cho thai nhi.
Nhóm đã so sánh những phụ nữ có khoảng cách sinh nở thấp nhất - ít hơn 6 tháng - so với với nhóm có thời gian nghỉ vừa phải là 18-23 tháng.
Những ca sinh có khoảng cách ngắn hơn gia tăng 40% nguy cơ sinh non, 61% khả năng bị thiếu cân và 26% bị nhỏ về kích cỡ so với nhóm có thời gian nghỉ lâu hơn. Trong khi đó, những em bé có bà mẹ ngừng sinh nở lâu hơn 59 tháng thì gia tăng 20-43% các nguy cơ trên.
Nguy cơ xảy ra việc đẻ dày là do cơ thể bà mẹ chưa có đủ thời gian để hồi phục về mặt tâm sinh lý sau khi sinh đứa con thứ nhất. Ảnh hưởng của việc sinh con thưa thì bắt nguồn từ sự suy giảm khả năng của cơ thể người mẹ để đáp ứng nhu cầu mang thai lần sau.
Do đó, các bác sĩ sản khoa khuyên các chị em khoảng cách sinh giữa 2 lần tốt nhất nên chỉ từ sau 2-5 năm để tăng cường sức khoẻ cho cả mẹ và bé nếu không muốn gia tăng nguy cơ trục trặc với đứa trẻ thứ hai. Tuyệt đối khoảng cách sinh không nên quá ngắn hoặc quá dài giữa những lần sinh con.