18 điều thú vị về cuộc sống của thai nhi trong bụng mẹ chắc chắn sẽ làm các cặp đôi ngỡ ngàng.
Từ năm 1936 các bác sĩ sản khoa đã bắt đầu áp dụng cách tính tuổi sinh từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng chứ không phải là thời điểm thụ tinh. (ảnh minh họa)
1. Duy nhất một tinh trùng được thụ tinh trong một trăm triệu tinh trùng được phóng ra
Thông thường có khoảng 100 triệu tinh trùng được phóng ra mỗi lần nam giới xuất tinh. Con cố này có thể lên tới hàng trăm triệu ở một số người. Tuy nhiên chỉ vài trăm trong số đó có thể sống sót bơi đến gặp trứng và chỉ một trong con số một trăm triệu đó chiến thắng trong cuộc đua thụ tinh với trứng. Trứng thường được bao bọc bởi một lớp màng dày cản trở quá trình thâm nhập của tinh trùng. Cuối cùng chỉ một “chàng” duy nhất có thể “bén duyên” cùng nàng từ đó tạo ra quá trình thụ thai.
2. Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng
Từ năm 1936 các bác sĩ sản khoa đã bắt đầu áp dụng cách tính tuổi thai từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng chứ không phải là thời điểm thụ tinh. Có nghĩa là, việc có thai diễn ra vào 2 tuần tiếp theo của chu kỳ kinh cuối. Nếu dựa vào ngày đầu tiên của chu kì kinh cuối để tính tuổi thai thì thai nhi được tám tháng tuổi thực chất mới được 7 tháng rưỡi. Cách tính tuổi thai này được áp dụng bởi phần đa chị em thường không nhớ được lần quan hệ cuối cùng nhưng có thể nhớ được chu kỳ kinh của mình.
3. Hầu hết phụ nữ không mang thai đủ 9 tháng 10 ngày
9 tháng 10 ngày chỉ là một con số ước tính. Một phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh có thể vượt cạn trong khoảng thời gian dao động 5 tuần quanh tuần thứ 40. Trên thực tế chỉ có khoản 4% chị em sinh đúng ngày. Thực tế thời gian mang thai về cơ bản sẽ kéo dài từ thời điểm rụng trứng chứ không phải là kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Thời gian mang thai thực tế sẽ khoảng 8 tháng 24 ngày.
4. Phôi bào trôi nổi trong tử cung ở tuần đầu tiên của thai kỳ
Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, hợp tử sẽ mất vài ngày để phân tách tạo thành nguyên phôi bào. Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng và tiến vào tử cung. Tại đây trứng thụ tinh sẽ bắt đầu làm tổ hợp ở nội mạc tử cung, hấp thụ dinh dưỡng bên trong cho tới thời điểm phôi thai bám chặt vào thành tử cung và thai nhi dần phát triển.
5. Trái tim của bé có những nhịp đập đầu tiên ở tuần thứ 6
Ở tuần thứ 8, nhịp đập trung bình của tim thai khoảng 160 lần mỗi phút. Nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị y học hiện đại, bạn sẽ cảm thấy thật thần kỳ khi nghe được nhịp tim của bé khi siêu âm.
6. Trẻ phát triển thính giác từ tuần thứ 16 của thai kỳ
Thính giác của trẻ bắt đầu dần hoàn thiện từ tuần thứ 16. Từ thời điểm này, dù là nhịp tim của mẹ, khi mẹ ăn uống, thở, đi bộ, nói chuyện, ợ nóng… bé đều có thể nghe thấy. Khoa học cũng chứng minh rằng, chính trong quá trình này, trẻ sẽ bắt đầu học cách phản ứng lại và nhận ra giọng nói của mẹ.
Thính giác của trẻ bắt đầu dần hoàn thiện từ tuần thứ 16.
7. Tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sự phát triển thính giác của trẻ
Những tiếng ồn mà mẹ nghe được bản thân trẻ cũng sẽ cảm nhận được. Phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc các loại tiếng ồn quá lớn như tiếng cưa, súng, động cơ máy bay phản lực, nhạc sàn…. Những tiếng ồn này có thể gây tổn hại thính giác của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
8. Trẻ có thể mở mắt và nhận biết ánh sáng từ khi còn trong bụng mẹ
Trẻ có thể dần cảm nhận ánh sáng từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20. Trẻ có thể mở mắt lần đầu tiên khi được 26 đến 28 tuần tuổi. Tuy nhiên thị giác của trẻ vẫn rất yếu, trẻ chỉ cảm nhận được ánh sáng mặt trời hay ánh đèn pin khi chiếu vào bụng mẹ. Hãy thường xuyên ra ngoài đi dạo để giúp phát triển thị giác trẻ tốt nhất và tránh các nguy cơ rối loạn thị giác sau này.
9. Phụ nữ mang thai hay ốm nghén và sợ gặp người lạ
Ốm nghén với những cơn buồn nôn, mắc ói giúp bảo vệ thai nhi nhưng khiến các bà bầu mệt mỏi. Nhưng vấn đề nan giải hơn là bất cứ thứ gì có mùi vị lạ đều khiến chị em cảm thấy khó chịu. Đó là phản ứng điển hình khi mang thai để bảo vệ bé khỏi những thực phẩm độc hại. Hơn thế nữa, phụ nữ mang thai rất nhạy cảm và sợ người lạ. Theo thống kê, đa phần chị em cảm thấy sợ và không thích gặp người lạ trong 13 tuần đầu khi mang thai.
10. Bé đi tiểu ngay khi còn trong bụng mẹ
Trẻ bắt đầu đi tiểu từ tuần thứ 8 và biểu hiện rõ rệt hơn từ tuần thứ 13 đến 16 khi thận dần phát triển hoàn chỉnh. Có một lớp màng nhỏ ngăn miệng trẻ để không hấp thụ nước tiểu do chính mình thải ra trong bọc ối, tuy nhiên bắt đầu từ tuần thứ 20 thì việc nuốt chính nước tiểu của mình là điều các bé không thể tránh khỏi.
11. Trẻ có thể nếm và ngửi được mùi thức ăn trong bụng mẹ
Các phân tử hương vị sẽ theo đường máu, qua nhau thai và vào túi ối. Vị giác của bé đã bắt đầu phát triển từ tuần thứ 11 nên có thể nếm được mùi vị này. Vị giác của trẻ sẽ hoàn thiện hơn tới tuần 28, 29. Trẻ cũng sẽ ngửi được mùi của đồ ăn khi khứu giác đủ phát triển.
12. Chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của trẻ sau này
Theo nghiên cứu, sở thích ăn uống của trẻ sẽ được hình thành từ trong bụng mẹ. Các bà mẹ ăn nhiều một món trong quá trình mang thai sau này trẻ sinh ra cũng có xu hướng thích loại mùi vị đó.
Theo nghiên cứu, sở thích ăn uống của trẻ sẽ được hình thành từ trong bụng mẹ.
13. Nhau thai là phần kết nối giữa mẹ và bé
Nhau thai sẽ giúp vận chuyển các chất dinh dường từ máu của mẹ để nuôi dưỡng trẻ trong suốt thai kỳ.
14. Nguy cơ bất tương đông Rh ở lần sinh sau
Nếu bố của trẻ có Rh dương tính, còn mẹ có Rh âm tính những lần sinh tiếp theo có thể sẽ khó khăn hơn và dễ có nguy cơ sẩy thai bởi cơ thể người mẹ sinh ra kháng thể tấn công hồng cầu thai nhi. Có khoảng 2,3% thai phụ mắc phải hiện tượng này. May thay, tiêm một mũi anti-D cho những phụ nữ có Rh- thì hiện tượng này không còn đáng ngại nữa.
15. Lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên từ 30%-50%
Đây là lí do vì sao nhiều chị em bị phù chân, sưng và đau khi mang thai. Hoocmon relaxin được tiết ra trong quá trình mang thai để nuôi dưỡng thai nhi cũng là tác nhân làm mềm và mở rộng các mô mạch máu, nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch.
16. Sự tổn thương và cú sốc về tâm lý cho mẹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bé
Theo nghiên cứu, trẻ em có mẹ mang thai bị rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý có nhiều khả năng cũng sẽ di truyền giống cha mẹ trong suốt quãng đời dù không là người trực tiếp trải qua sự kiện đó. Việc người thân mất trong quá trình mang thai cũng làm tăng khả năng sinh non lên 23%.
17. Tâm lý mẹ càng thoải mái, trẻ càng phát triển tốt
Các nghiên cứu cho thấy trong thời gian mang thai, người mẹ càng ít bị áp lực và lo nghĩ sẽ càng có lợi cho thai nhi, trẻ sẽ tăng cân đều và mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.
18. Trẻ có thể khóc ngay khi còn trong bụng mẹ
Các nhà nghiên cứu đã vô tình phát hiện ra hiện tượng này khi nghiên cứu những người mẹ có hút thuốc lá và sử dụng cocain. Khi tạo ra âm thanh phía ngoài bụng mẹ, thai nhi có hành động giật mình, mở miệng và bắt đầu thở, môi run thể hiện sự sợ hãi.