Thai nhi 20 tuần tuổi bắt đầu biết nuốt dịch ối và thận đã sản xuất ra nước tiểu.
9 tháng 10 ngày mang thai là hành trình tuyệt diệu nhất đối với mỗi người phụ nữ. Trong hành trình này, mẹ sẽ được trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, ban đầu là cảm giác hồi hộp chờ đợi que thử thai lên hai vạch, rồi cảm giác vỡ òa khi biết mình mang thai, lần đầu tiên cảm nhận được những chuyển động rất nhẹ của con cũng đủ làm mẹ xúc động đến nghẹn ngào... Tuy nhiên, bên cạnh niềm hạnh phúc đó, mẹ cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều mệt mỏi, đau đớn từ những cơn ốm nghén vật vã, đau lưng, đau hông... rồi cơn đau chuyển dạ vật vã trong nước mắt... Thành quả cuối hành trình là mẹ được ôm thiền thần bé bỏng trên tay, còn gì tuyệt vời hơn phải không bạn? Hãy cùng theo dõi hành trình lớn lên từng tuần của thai nhi trong bụng mẹ xem bé của bạn đã lớn từng nào, đã biết làm gì, cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào... trong sự kiện "Sự phát triển của thai nhi" các mẹ nhé! |
Thai nhi
Thai nhi 20 tuần tuổi nặng khoảng 280g và dài 16,5cm tính từ đỉnh đầu đến mông. Nếu được so sánh, bé dài bằng quả chuối.
Lúc này, thai nhi đã biết nuốt dịch ối và thận sản sinh ra nước tiểu. Cơ thể thai nhi bắt đầu sản xuất ra phân màu xanh hoặc màu đen. Các cơ quan trên cơ thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần các chức năng của mình.
Bước qua một nửa giai đoạn thai kỳ, tóc thai nhi đã dần dài ra và các tế bào thần kinh đã được hoàn thiện chức năng của mình. Cơ quan xúc giác như: nếm, ngửi, nghe, nhìn, sờ đã được chuyên biệt hóa và phát huy tác dụng riêng của mình. Thời kỳ này, các tế bào thần kinh tập trung vào quá trình kết nối chứ không thiên về sản sinh như trước.
Thai nhi tuần thứ 20 đã biết đạp, những cú đạp mạnh và rõ ràng hơn nhiều so với giai đoạn trước khiến bụng bà bầu đôi khi bị đau và khó ngủ. Bắt đầu từ giai đoạn này, thai nhi sẽ vô cùng hiếu động, liên tục hoạt động trong bụng mẹ đến tận khi chào đời.
Thời gian này, ở thai nhi xuất hiện một lớp phủ màu trắng xung quanh cơ thể. Đây là lớp màng bảo vệ làn da cho bé, giúp tránh được những tác động từ phía bên ngoài.
Bước vào giai đoạn này, em bé sẽ tập trung phát triển, hoàn thiện các cơ quan chức năng trong cơ thể. Đây là lúc thai nhi cần nhiều năng lượng hơn bao giờ hết, và cũng là lúc mẹ ăn uống tốt nhất nên cần tranh thủ bổ sung nhiều dưỡng chất để thai nhi phát triển toàn diện.
Chuẩn bị bước vào tuần thai quan trọng thứ 2, tuần 22, thai nhi đang có những bước bứt phá ngoạn mục để hoàn thiện tất cả những cơ quan chức năng trong cơ thể.
Thai nhi 20 tuần tuổi.
Cơ thể mẹ bầu
Chúc mừng mẹ bởi mẹ đã đi qua được nửa chặng đường thai kỳ. Cũng kể từ tuần thai này, nguy cơ sảy thai sẽ hạn chế hơn rất nhiều. Bụng bầu của mẹ đã nổi khá rõ và tử cung đã tiến gần đến rốn. Từ tuần thai này, kích thước tử cung sẽ tăng thêm mỗi tuần 1cm.
Mẹ cũng dễ dàng nhận thấy móng tay và tóc mình phát triển nhanh thoe chiều hướng tốt đẹp hơn nhiều so với những ngày trước khi bầu bí. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone thai kỳ và sự lưu thong máu trong cơ thể.
Lúc này, mẹ cũng dễ dàng nhận thấy dịch âm đạo xuất hiện nhiều, hiện tượng này có thể kéo dài đến khi bạn sinh nở.
Mẹo nhỏ cho mẹ
Khi bụng bầu lớn dần, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và cơ thể xuất hiện những cơn đau lưng, đau hông. Hãy xoa bóp các dây chằng, dùng miếng dán nóng hay chai nước nóng, miếng vải ấm để chườm ở chỗ bị đau. Nếu cảm giác đau vẫn còn hoặc lan sang lưng thì tốt nhất nên tới gặp bác sĩ.
Bụng bầu lớn cũng là lúc mẹ cần chuẩn bị cho mình những bộ đồ thai sản mới để phù hợp hơn với cơ thể và tạo cảm giác thoải mái nhất.
Chị em bầu cũng đừng quên uống thêm thuốc bổ sung theo đơn của bác sĩ để cung cấp đủ chất cho thai nhi phát triển.
Triệu chứng mang thai 20 tuần
Những triệu chứng mang thai phổ biến nhất khi bầu bí tuần 20 là:
Ợ nóng, khó tiêu
Tăng tiết dịch âm đạo
Đau đầu thường xuyên
Chóng mặt, ngất xỉu
Chuột rút
Sung nhẹ mắt cá chân
Xuất hiện đường chỉ đen dọc bụng
Xem thêm: Thai nhi 21 tuần tuổi |