Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào?

Ngày 03/08/2018 17:20 PM (GMT+7)

Gần cuối tam cá nguyệt thứ 2, bé yêu trong bụng mẹ đã có sự phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là khỏe mạnh cũng là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Sự phát triển của thai nhi 23 tuần

Khi thai nhi 23 tuần, có nghĩa chỉ còn 1 tuần nữa mẹ và bé sẽ bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Ở tuần này, bé nặng khoảng 300-500 gram, chiều dài tính từ đầu đến chân khoảng 30 cm. Trông bé vẫn còn rất nhỏ, gầy vì chất béo chưa được sản xuất nên tử cung của mẹ vẫn còn rất rộng rãi với bé. Một số mẹ bầu có thể đã thấy bụng hơi nhô một chút nhưng cũng có người “bụng bầu” vẫn khó nhận biết. Tuy nhiên, khi thai nhi cử động sẽ tạo ra một lực đáng kể và truyền đến thành tử cung của mẹ, mẹ bầu có thể cảm nhận thai nhi 23 tuần đạp một cách rõ ràng.

Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào? - 1

Những cú đạp của thai nhi giúp mẹ cảm nhận một cách rõ ràng sự xuất hiện của con yêu trong bụng. (Ảnh minh họa)

Đôi mắt của thai nhi đã hình thành tương đối hoàn chỉnh. Da vẫn trong suốt nên có thể thấy rõ các cơ quan và xương bên trong. Điều đặc biệt nhất của thai nhi 23 tuần chính là thính giác của bé đã phát triển mạnh mẽ. Bé có thể nghe thấy các âm thanh bên ngoài, có phản ứng hoặc có sở thích với một số âm thanh nhất định

Đôi mắt được hình thành gần như hoàn toàn, mặc dù chưa có màu mắt rõ rệt.Tử cung của mẹ vẫn còn khá rộng chỗ để em bé lộn nhào, xoay nhiều vòng.Phổi của thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển để chuẩn bị cho việc hít thở trong tử cung cũng như thế giới bên ngoài.Da của em bé vẫn còn khá trong suốt do vậy có thể nhìn thấy xương và các cơ quan bên trong.Thính giác của em bé tương đối phát triển, em bé đã biết phân biệt những âm thanh và có sở thích với một số âm thanh, nhạc điệu nhất định. Lúc này, mẹ và bé có thể trò chuyện với nhau được rồi.

Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào?

Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào? - 2

Bé có thể huých, đạp vào thành bụng, nấc cụt hoặc co người gây ra các cử động trong bụng mẹ. (Ảnh minh họa)

Nhiều chị em có thể cảm nhận thai máy từ khá sớm ở tuần 16-18, nhưng từ tuần 20 – 23, các mẹ có thể nhận thấy rõ hơn những cú đá nhẹ nhàng vào thành bụng của con yêu. Những cử động này sẽ xuất hiện nhiều và mạnh mẽ hơn từ bây giờ. Rất nhiều bà bầu đều thắc mắc không rõ thai nhi 23 tuần đạp như thế nào trong bụng mẹ? Và thực tế thì những cú đạp này gồm nhiều hoạt động khác nhau của bé chứa đựng rất nhiều thông tin đấy mẹ nhé!

Trong vài tháng đầu thai kỳ, chủ yếu mẹ sẽ được thấy một số cử động của con thông qua clip hoặc ảnh chụp siêu âm 4D. Nhưng từ tuần 23 các hoạt động của bé có thể sẽ là các cử động đá, huých vào thành bụng mẹ, nấc cụt, cuộn vòng tròn. Các mẹ thường cảm nhận rõ các hoạt động của con khi nằm nghỉ ngơi vào buổi tối hoặc trước và trong giờ ăn hàng ngày của mẹ.

Mỗi em bé sẽ có tần suất, thói quen hoạt động khác nhau; có bé cử động nhiều hoặc ít, giờ giấc cũng không cố định. Tuy nhiên, bằng sự liên kết đặc biệt giữa mẹ và con, dần dần mẹ sẽ hiểu được “lịch đạp” của bé. Vì vậy, khi bỗng nhiên thấy bé ít cử động hơn trước hoặc có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đi khám thai thay vì lo lắng và được bác sĩ tư vấn thai nhi 23 tuần đạp như thế nào là bình thường.

Vì sao thai nhi ít cử động?

Có một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn ít cảm nhận được các cử động của con.

- Thai đang ngủ: Ở tuần 23 mẹ bầu vẫn chưa cần quá chú trọng đến việc theo dõi thai máy vì một số bé còn chưa thực sự có những cử động. Nếu bạn thấy bé nhà mình ít cử động thì cũng không cần quá lo lắng vì có thể bé đang ngủ mà thôi.

- Mẹ chưa chú ý hoàn toàn đến cử động của con: Khá nhiều em bé thức và nghỉ cùng với nhịp sinh hoạt của mẹ. Do vậy ban ngày khi mẹ còn bận rộn làm việc, bé cử động liên tục thì mẹ lại chưa có thời gian để chú ý hết những cử động của con. Và khi mẹ nghỉ ngơi thì bé ít hoạt động lại khiến mẹ lo lắng.

- Mẹ đã quá quen với các cử động của bé: Những cử động đầu tiên của bé khiến mẹ bồi hồi khôn nguôi nhưng sau này vì đã quá quen thuộc nên đôi khi mẹ “lơ là” một chút thôi lại bỗng thấy bé ít cử động nhưng thực tế bé vẫn hoạt động không ngừng đấy.

- Vị trí của thai: Nếu thai nhi quay mặt về phía lưng mẹ thì các mẹ thường khó cảm nhận chuyển động hơn nếu bé quay mặt về trước bụng.

- Là hiện tượng thai kỳ bất thường: Trong một số trường hợp,thai nhi ít cử động có thể do thai chậm phát triển hoặc thai chết lưu.

Trong tuần 23 trở đi, mẹ sẽ càng ngày thấy rõ nhiều cử động của bé hơn, vì vậy đừng quên tích cực “giao lưu” cùng con yêu để tạo sự kết nối mẹ con ngay từ trong thai kỳ nhé!

Chuyên gia Viện dinh dưỡng Lê Thị Hải giải đáp thắc mắc: Bà bầu không nên ăn gì?
Khi mang bầu các mẹ thường sẽ nghe những câu như bà bầu không nên ăn cái này, cái kia… trên góc độ y khoa, bác sĩ Lê Thị Hải cho rằng bà bầu không nên...

Dinh dưỡng thai kỳ

Lan Hương (Dịch từ Belly)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sự phát triển thai nhi