25 tuần là giai đoạn bé đang phát triển nhanh nhất nên mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Bước sang tuần thứ 25 của thai kỳ, em bé trong bụng mẹ đã hình thành đầy đủ các bộ phận và bắt đầu tăng trưởng mạnh. Vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé, mẹ mang thai 25 tuần nên ăn gì?
BÉ PHÁT TRIỂN THẾ NÀO Ở TUẦN THỨ 25?
Thai nhi 25 tuần đã bắt đầu có nhận thức về môi trường xung quanh. (Ảnh minh họa)
Tuần mang thai thứ 25 là thời điểm bé bắt đầu phát triển các giác quan và dần hình thành nhận thức về bản thân và môi trường xung quanh. Ngoài ra, một số dấu hiệu đáng chú ý có thể kể đến:
- Cân nặng của bé trong thời điểm này sẽ rơi vào tầm 0,4 đến 0,5 kg, tương đương với cân nặng của một quả dưa bở.
- Tay của bé đã có hình dáng hoàn thiện và các dây thần kinh ngón tay tiếp tục phát triển đến mức bé thậm chí còn có thể dơ được nắm đấm.
- Bé đã có thể dùng tay để cảm nhận mọi thứ xung quanh.
CƠ THỂ MẸ THAY ĐỔI THẾ NÀO Ở TUẦN THỨ 25?
Thai nhi được 25 tuần cũng là khi cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. (Ảnh minh họa)
Trong suốt tuần thứ 25 và các tuần sau đó, cơ thể mẹ tiếp tục có những thay đổi đáng kể:
- Tử cung sẽ nở rộng đến quá rốn nhưng vẫn nằm dưới phần ngực.
- Huyết áp của mẹ thường sẽ giảm xuống mức thấp hơn trước khi mang thai.
- Dung tích phổi sẽ tăng lên. Điều này tương đối bình thường trong thời điểm mẹ hay bị chứng thở nhanh và thỉnh thoảng còn bị thở đứt quãng.
- Để sẵn sàng với việc cho con bú ở tuần mang thai thứ 25, tuyến sữa sẽ phát triển lớn hơn, phần da xung quanh núm vú và quầng đỏ sẽ biến màu.
SỨC KHỎE CỦA MẸ KHI MANG THAI 25 TUẦN
25 tuần là thời gian thai đã ổn định và bụng chưa quá to, mẹ vẫn nên duy trì tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)
Trong thời gian này, tự chăm sóc sẽ là ưu tiên hàng đầu. Các mẹ hãy tiếp tục tìm cách điều trị những triệu chứng thường gặp khi mang thai, chẳng hạn như chứng đau lưng.
Nếu mẹ bị đau lưng trong tuần mang thai thứ 25, hãy thử các động tác co dãn nhẹ. Nó giúp làm chắc và kéo dãn phần lưng, xương chậu, và cơ đùi:
- Để bàn tay và đầu gối chạm đất. Hai tay phải để thấp hơn vai. Mỗi bên đầu gối cách nhau tầm 25 phân.
- Từ từ uốn người, hướng đầu về phía đầu gối và thân dưới về phía bàn chân. Hai tay vẫn để rộng và thẳng, nhưng không được khép khuỷu tay.
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 giây, rồi từ từ chuyển về tư thế ban đầu.
- Lặp lại động tác khoảng 5 lần.
THAI 25 TUẦN NÊN ĂN GÌ?
Uống nhiều nước
Các mẹ nên uống ít nhất 12 cốc nước mỗi ngày, tương đương với khoảng 1,5 lít nước. Cố gắng đảm bảo việc uống nước là trở thành thói quen mỗi ngày bởi nước có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé qua đường máu.
Uống nhiều nước còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón và trĩ, những triệu chứng thường gặp khi mang thai. Nếu mẹ bị chứng ứ nước, đừng lo vì càng uống nhiều nước, lượng nước trữ lượng trong cơ thể càng ít.
Hấp thu nhiều canxi và vitamin D
Canxi và vitamin đều là 2 dưỡng chất thiết yếu cho các mẹ bầu. Canxi giúp bé phát triển xương và răng chắc khỏe. Nó còn giúp bé có một hệ thần kinh, tim mạch và cơ bắp phát triển.
Vitamin D giúp cơ thể hấp thu calcium. Nó được hình thành một cách tự nhiên trong cơ thể nhờ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chỉ cần nửa tiếng phơi nắng trong ngày là đủ để có lượng vitamin cần thiết cho cơ thể mẹ.
Các mẹ còn có thể bổ xung canxi từ:
- Các sản phẩm từ sữa (bao gồm sữa tươi, sữa đặc và pho mát);
- Các loại rau củ xanh như rau bina, rau dền, rau muối, và đậu xanh;
- Các loại đậu như đậu nành hay đậu tây;
- Hạt vừng;
- Hạnh nhân và quả óc chó;
- Quả sung.
Bầu 25 tuần mẹ không cần ăn quá nhiều vì chỉ cần bổ sung đầy đủ các khoáng chất cần thiết là đủ cho sự phát triển của bé. (Ảnh minh họa)
Các mẹ cũng có thể bổ sung vitamin D từ các loại thực phẩm như các loại cá có nhiều dầu, trứng và sữa. Nếu không có đủ nguồn vitamin D, các mẹ vẫn có thể nhờ bác sĩ kê đơn thực phẩm bổ sung hàng ngày.
Ăn uống điều độ
Khi thai được 25 tuần, mẹ có thể cảm thấy khá thoải mái vì đã hết nghén nhưng cũng nên duy trì chế độ ăn uống điều độ, tránh một số thực phẩm không tốt cho phụ nữ mang thai.
Uống trà và cà phê trong bữa ăn có thể có thể làm giảm lượng sắt hấp thụ vào cơ thể từ thực phẩm đang ăn. Đó là vì các đồ uống này chứa nhiều tannins, thành phần gây cản trở việc hấp thu chất khoáng. Nếu các mẹ muốn uống một tách cà phê, nên đợi nửa tiếng sau bữa ăn nhé.
Ăn nhiều loại thực phẩm ngũ cốc (như gạo lức, cám lúa mì, mầm lúa mì, bánh mì đa hạt và bột mì) có thể tốt với rất nhiều nguời. Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể làm giảm lượng canxi, sắt và kẽm hấp thụ vào cơ thể.
Cẩn thận trong việc chế biến đồ ăn. Trên hết, hãy ghi nhớ những điều sau:
- Hấp thức ăn trong nồi áp xuất hoặc nồi hấp sẽ giúp đảm bảo lượng dưỡng chất thiết yếu.
- Nấu rau củ quá lâu sẽ khiến chúng bị nhừ và hao bớt thành phần dinh dưỡng.
- Cố gắng sử dụng các loại thực phẩm được chế biến tươi. Thực phẩm nấu đi nấu lại sẽ làm giảm lượng dinh dưỡng trong chúng.
Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai. Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn. Câu hỏi của độc giả sẽ được các chuyên gia, bác sĩ uy tín trả lời vào thứ 6 hàng tuần trên chuyên mục Bà Bầu. |