Sau khi que thử thai hiện hai vạch là lúc bé đã được 6 tuần tuổi và mẹ cần đi khám thai ngay.
Thai nhi
Thai nhi 6 tuần tuổi dù vẫn rất nhỏ nhưng đang tiếp tục có sự phát triển ngoạn mục. Lúc này, bé trông vẫn giống một con nòng nọc hơn là một con người, tuy nhiên trái tim dù chỉ nhỏ bằng đầu que tăm thôi nhưng đã có những nhịp đập đầu tiên. Dù vậy, nếu đi khám thai trong tuần này, có thể bác sĩ sẽ chưa nghe rõ nhịp đập của tim thai mà sẽ hẹn mẹ 2 tuần sau khám lại để nghe tim thai rõ hơn. Ở tuần thai này, kích thước của bé thường được tính từ đầu đến mông vì chân bé co lại rất khó để xác định. Bé chỉ mới bằng một hạt đậu thôi.
Trên đầu bé bắt đầu mọc ra những mô, trồi nhỏ và dần hình thành hàm, má và cằm bé. Trên mặt bé cũng bắt đầu hình thành 2 lúm nhỏ, bạn đừng vội cho rằng đó là 2 má lúm đồng tiền nhé, đó là nơi hình thành lên đôi tai để nghe đấy. Những hõm nhỏ trên khuôn mặt cũng sẽ hình thành mắt, mũi trong vài tuần tới.
Cũng trong tuần thai này, thận, gan và phổi của bé đã hình thành.
Thai nhi 6 tuần tuổi
Cơ thể mẹ bầu
Mặc dù lúc này, mẹ chưa hề thay đổi về hình dáng và chưa ra dáng một mẹ bầu, tuy nhiên bên trong cơ thể lại có chuyển biến mãnh liệt. Bắt đầu từ tuần thai thứ 6, mẹ sẽ phải đối mặt với triệu chứng ốm nghén. Hormon hCG trong thai kỳ cũng khiến lưu lượng máu đến vùng xương chậu tăng lên và khiến mẹ thường xuyên buồn tiểu. Về triệu chứng ốm nghén, mỗi mẹ bầu có những biểu hiện khác nhau. Theo thống kê có đến 70% chị em bị ốm nghén chủ yếu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những biểu hiện của ốm nghén bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, cảm giác thèm ăn, chán ăn, dị ứng mùi vị…
Tất cả những biểu hiện này đều là bình thường. Dù chúng có thể gây phiền toái cho mẹ bầu nhưng đó là một phần của quá trình mang thai. Vì vậy, chúng sẽ không tồn tại lâu. Một số chị em còn bị đau đầu trong giai đầu thai kỳ và đau lưng, ngực nữa.
Tuy nhiên, có một số biểu hiện nghén mà bạn không nên coi thường. Nếu cảm thấy bất an trước bất kỳ dấu hiệu nào trong giai đoạn đầu thai kỳ, hãy tới phòng khám chuyên khoa ngay lập tức để được khám kịp thời. Các mẹ cần nhớ ốm nghén quá trầm trọng cũng là một bệnh lý nguy hiểm.
Mẹo nhỏ cho mẹ
Việc quan trọng cần làm ngay lúc này là bạn phải đi khám thai lần đầu tiên. Chắc chắn mẹ đã thử que thử thai và nhận được kết quả 2 vạch. Mẹ nghĩ rằng mình đã có thai và không cần thiết đến phòng khám hoặc bệnh viện, chờ thêm 2 tuần nữa để đi nghe tim thai một thể. Ý nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Ngay khi nghi ngờ mang bầu, mẹ cần đến ngay phòng khám sản để được khẳng định chắc chắn mình đã có thai hay chưa và em bé đã làm tổ đúng chỗ chưa.
Trong lần khám thai đầu tiên này, mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ về tất cả lý lịch sức khỏe bản thân như có tiền sử mách bệnh gì không? Có thiếu máu hay thuốc nhóm máu hiếm không?.. Nếu bạn đang thiếu hay thừa cân cũng nên trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên về chế độ ăn uống phù hợp.
Còn nữa, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về thai kỳ và về các dấu hiệu bạn nhận thấy ở cơ thể mình những tuần vừa quan, đừng quên trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ trả lời thỏa đáng những thắc mắc của bạn để bạn yên tâm hơn.
Khám thai là việc nên làm ngay sau khi mẹ thử que lên 2 vạch. (ảnh minh họa)
Triệu chứng mang thai 6 tuần
Đi tiểu thường xuyên
Mẹ đang ăn cho hai người và liệu có phải mẹ cũng đang đi tiểu cho hai người? Có lẽ vì vậy mà mẹ bầu tuần này vẫn thường xuyên đi tiểu. Mẹ đừng ngộ nhận thế nhé. Nguyên nhân của việc đi tiểu thường xuyên khi mang thai là do hormon hCG trong thai kỳ khiến lưu lượng máu đến vùng xương chậu tăng lên, áp lực của tử cung lên bàng quang.
Tuy nhiên, đừng vì thường xuyên buồn tiểu mà mẹ bớt bổ sung nước vào cơ thể nhé. Hãy cố gắng bổ sung đều đặn 2-3 lít nước mỗi ngày vì nước rất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Mẹ cũng đừng nhịn tiểu, sẽ không tốt cho sức khỏe đâu.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng thường thấy trong thai kỳ. Mẹ hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và nhờ sự giúp đỡ của người thân với những công việc nặng nề. Mẹ cũng nên thường xuyên đi bộ, tập yoga sẽ giúp chị em ngủ ngơn và tâm trạng cũng tốt hơn.
Buồn nôn
Giải pháp cho các mẹ là uống trà gừng, trà bạc hà hoặc ăn những loại hoa quả mát như dưa chuột, sẽ có công dụng giảm buồn nôn hiệu quả đấy. Ngoài ra, mẹ nên để bên cạnh giường những đồ ăn khô để nhâm nhi mỗi sáng thức giấc, sẽ giúp mẹ bớt nôn ói buổi sáng.
Xem thêm: Thai nhi 7 tuần tuổi |