Liệu em bé có kén chọn về những thực phẩm mà mình ăn? Hay bé đặc biệt ưa thích một loại thức ăn nào đó?
Những tiết lộ về vị giác và sở thích ăn uống của thai nhi trong bụng mẹ sẽ khiến bạn bất ngờ:
- Vị giác của trẻ sơ sinh phát triển từ trước khi chào đời. Thực tế, những chồi vị giác của bé hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ - khoảng tám tuần sau khi được thụ thai.
- Các loại thực phẩm mà mẹ ăn có ảnh hưởng đến môi trường nước ối xung quanh em bé và khi bé nuốt nước ối, nó sẽ có nhiều hương vị. Nếu trẻ có sở thích với một loại hương vị nào, điều đó có thể liên quan trực tiếp tới hương vị mà trẻ đã từng được nếm khi còn ở bên trong tử cung.
- Những chồi vị giác của em bé phát triển hoàn toàn vào thời điểm 14 tuần tuổi.
Những chồi vị giác của em bé phát triển hoàn toàn vào thời điểm 14 tuần tuổi. (ảnh minh họa)
- Trẻ sơ sinh có nhiều chồi vị giác hơn so với người lớn. Chúng có khoảng 10.000 chồi vị giác, cao hơn nhiều so với người lớn. Chồi vị giác không chỉ có ở bề mặt lưỡi mà còn trên vòm miệng, phía dưới và hai bên của lưỡi. Các chồi vị giác dư thừa sẽ biến mất dần sau này.
- Chế độ ăn của người mẹ cũng ảnh hưởng đến hương vị sữa. Dường như trẻ sơ sinh sẽ được thử nhiều loại hương vị khác nhau cho đến khi ăn được những thức ăn rắn.
- Trẻ rất nhạy cảm với những mùi vị ngọt hoặc đắng lúc mới sinh. Những đứa trẻ được sinh ra đã ưa thích đồ ngọt và ghét những thứ đắng. Có thể giải thích được khuynh hướng ưa thích đồ ngọt của trẻ sơ sinh bởi ngay từ khi còn ở trong dạ con, chúng đã mê mẩn món kem mà mẹ ăn. Nhưng sau khi sinh ra, chúng bộc lộ thiên hướng với thực phẩm ngọt bởi niềm yêu thích với sữa mẹ - nếu mẹ cho con bú. Mặt khác, đây cũng là một cách tự nhiên để giúp bé tránh xa những thực phẩm không tốt, độc hại mà thường có vị đắng và hướng bé tới những thực phẩm giàu calo - thường có hương vị ngọt ngào.
- Ở trẻ, vị giác thường liên quan đến khứu giác. Đó là lý do tại sao một đứa trẻ vừa sinh ra sẽ quay đầu về hướng có mùi sữa mẹ. Trong một thí nghiệm, một bé sơ sinh 5 ngày tuổi đã làm điều tương tự khi quay mặt về phía tấm lót được thấm ướt sữa mẹ đặt ở bên cạnh. Đồng thời, bé sẽ tránh xa những thứ có mùi khó chịu, ví dụ như mùi tã bẩn.
- Cảm nhận của bé về mùi hương cũng sẽ ảnh hưởng đến những lựa chọn về hương vị. Điều đó chỉ ra rằng một đứa trẻ sẽ thích ngũ cốc cà rốt hơn nếu mẹ bé uống nước ép cà rốt khi mang thai so với đứa trẻ mà mẹ không uống nước ép cà rốt.
- Rõ ràng là bé sẽ nuốt nhiều nước ối hơn khi nó có vị ngọt và ít khi nó đắng. Vì thế nếu mẹ ăn những thực phẩm hăng, cay gần đây, bé sẽ nuốt ít nước ối hơn.
Chế độ ăn của người mẹ cũng ảnh hưởng đến hương vị sữa. (ảnh minh họa)
- Trong giai đoạn mang thai thứ ba, em bé có thể uống tới 1 lít nước ối mỗi ngày! Điều đó giúp bé sẵn sàng cho việc bú sữa mẹ cũng như ưa thích những hương vị thực phẩm mà mẹ ăn.
- Cảm nhận về hương vị của bé sẽ vẫn có thậm chí cả khi bé bị sinh non ở khoảng tuần thứ 33 bởi bé sẽ bú nhiều trên núm vú ngọt hơn là một núm vú bình thường.
- Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi mới có thể nhận biết được những thức ăn mặn.
- Các sở thích về hương vị của trẻ thay đổi theo thời gian. Nếu khi còn bé, trẻ thích những đồ ngọt thì khi lớn hơn, bé có thể đòi ăn những thứ có vị mặn.
- Khi trẻ lớn lên, chúng bắt đầu phát triển ý thức độc lập về khẩu vị và sở thích.
- Em bé của bạn có thể phải mất từ10-15 lần để thích thức ăn, vì vậy bạn phải thật kiên nhẫn.
Vì thế, nếu trẻ từ chối thử những thức ăn mới, mẹ phải suy nghĩ lại. Hãy tự nhận trách nhiệm về mình bởi do bạn không ăn uống lành mạnh khi mang thai. Hãy thử những sự kết hợp khác thay vì bột từ gạo với táo nghiền hay các loại ngũ cốc đơn điệu. Và trên hết, hãy cho con bú sữa mẹ bởi điều đó giúp bé sẵn sàng chấp nhận những loại thực phẩm khác nhau.