Có nhiều công việc vốn dĩ rất bình thường nhưng lại trở thành mối hiểm họa khi bạn mang bầu.
Hãy ghi nhớ rằng, giờ đang bạn mang một sinh linh nhỏ bé trong mình vì vậy mọi việc nhỏ nhất như dọn nhà, tắm nước nóng hay tiêm phòng trước khi đi du lịch cũng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Tại tổ ấm nhỏ xinh
Ngôi nhà thân yêu của bạn chính là nguồn gây bệnh nhanh chóng và dễ dàng nhất mà bạn không ngờ tới.
Vi khuẩn từ thú cưng
Ký sinh trùng ở các loài thú cưng nuôi trong nhà như chó, mèo có thể gây bệnh Toxoplasmosis cho mẹ bầu với các triệu chứng giống như bạn chỉ đang bị cảm cúm nhẹ nhưng nó có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Nếu mẹ bầu mang thai đang ở giai đoạn cuối thai kỳ nhiễm bệnh có thể khiến hệ thần kinh của thai nhi bị tổn thương, mù lòa thậm chí là sẩy thai.
Ký sinh trùng Toxoplasmosis có ở trong phân của chó, mèo bị bệnh. Ngoài ra một phần lớn người mắc bệnh là do ăn thịt chưa nấu chín, nhất là thịt gia cầm.
Lời khuyên:
- Không ăn các món sống , tái như gỏi cá, sushi.
- Tất cả các món ăn đều phải được nấu chín.
- Không nên nuôi thú cưng trong thời gian bạn có thai. Nếu không, bạn cần đeo găng tay khi cho vật nuôi ăn, dọn dẹp nơi ở của vật nuôi hàng ngày. Cần có giới hạn nhất định với vật nuôi, không nên để vật nuôi ra vào với khu vực sinh hoạt của gia đình.
- Không làm vườn khi khu đất đó thường có mèo lui tới. Mèo thường nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis nhiều hơn.
Mẹ bầu không nên ăn đồ tái sống. (ảnh minh họa)
Hóa chất độc hại
Trong ngôi nhà của chúng ta có chứa vô số các loại hóa chất độc hại như chất tẩy rửa, keo dán, sơn dễ bay hơi, khí ga, thuốc nhuộm tóc, thuốc xịt côn trùng…
Lời khuyên:
Mẹ bầu cần tránh xa các chất bốc hơi nhanh như keo dán, xăng, sơn.. Ngoài ra bạn cũng phải hạn chế sử dụng các loại thuốc phun xương vì chúng rất độc hại. Cần đeo khẩu trang hoặc di chuyển chỗ ở trong thời gian trong gia đình có sử dụng các loại hóa chất trên.
Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, chị em không nên nhuộm tóc. Và khi cần thiết dùng thuốc nhuộm, bạn nên nhờ người có chuyên môn chứ không nên tự ý nhuộm tóc tại nhà.
Tắm nước nóng
Mẹ bầu xông hơi, tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng lâu đều có nguy cơ gây bất thường cho thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh của bé.
Khi cơ thể của bạn tiếp xúc với nhiệt độ cao lâu, thân nhiệt của bạn tăng cao và ảnh hưởng trực tiếp cho em bé.
Lời khuyên:
- Chỉ nên tắm nước có nhiệt độ vừa phải.
- Không tắm hơi hoặc tắm trong bồn có máy xục hoặc tắm trong bể có nước xoáy, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
Bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử gia đình
Theo nhiều nghiên cứu chứng minh các thiết bị điện tử như ti vi, máy vi tính có phát ra tia bức xạ nhưng tần số của chúng chưa đủ để gây hại ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các thiết bị điện này, chị em ( đặc biệt là dân văn phòng) cần lưu ý:
- Chọn tư thế ngồi thoải mái, thường xuyên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng không nên ngồi lâu một chỗ.
- Chú ý khoảng cách nhìn với màn hình màn tính.
- Ngồi xem ti vi cách xa 2-3 m. Không xem lâu và xem liên tục nhiều giờ.
Chăm sóc con nhỏ
Đối với các bà mẹ đang mang thai bé thứ hai và vẫn đang chăm sóc bé lớn thì sẽ thực sự rất vất vả. Với các bà mẹ mang thai, thì 12 tuần đầu tiên của thai kỳ cần tránh tiếp xúc với các đối tượng đang bị sốt cao.
Bạn cần lưu ý, trẻ nhỏ thường phải đối mặt với các bệnh lây nhiễm theo mùa như quai bị, thủy đậu, sởi, phát ban…. Và khi bạn ở gần bé và không có lưu ý phòng bệnh cho mình và thai nhi thì sẽ thực sự nguy hiểm.
Mẹ bầu bị đậu mùa hoặc sưng quai bị trong 3 tháng đầu có nguy cơ sẩy thai hoặc thai nhi bị dị dạng. Đồng thời, khi bạn mang thai bác sĩ cũng không thể tiêm vắc xin cho thai phụ vì đây là loại vắc xin sống. Bạn nên nhờ sự trợ giúp của người thân trong gia đình để phụ giúp chăm sóc cho em bé trong giai đoạn bé ốm.
Với các bà mẹ mang thai, thì 12 tuần đầu tiên của thai kỳ cần tránh tiếp xúc với các đối tượng đang bị sốt cao. (ảnh minh họa)
Tại nơi làm việc
Tính chất công việc và môi trường làm việc có ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng.
Khi bạn mang thai hãy cân nhắc về việc thông báo với người có thẩm quyền để được thuyên chuyển công việc phù hợp nếu vị trí làm việc hiện tại của bạn có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Đối với thai phụ bị mắc một số bệnh mãn tính như bệnh tim, cao huyết áp, có tiền sử sinh non hoặc sẩy thai hơn 1 lần hoặc đang mang thai đôi thường được chuyên gia sản khoa khuyên tạm thời nghỉ việc trong thời gian bầu bí.
Ở một số lĩnh vực làm việc phụ nữ mang thai cần đặc biệt thuyên chuyển công việc hoặc tạm nghỉ vì lý do độc hại như:
- Công nhân kỹ thuật, công nhân trong các ngành sản xuất như dệt, may: thường tiếp xúc với các loại dung môi, hơi sơn, chất lỏng để giặt hấp, chì, thủy ngân…
- Ngành y: thường tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm, chất khí gây mê.
- Ngành môi trường: tiếp xúc với chất thải độc hại, các ký sinh trùng.
- Nhân viên văn phòng: tiếp xúc với các loại máy văn phòng như máy in, máy photocopy, … tia phóng xạ từ các loại máy này tuy không gây hại cho thai nhi tuy nhiên bạn nên cẩn thận đậy nắp máy photo lại trong quá trình hoạt động.
Tuy nhiên, trong thời kỳ thai nghén nếu bạn có thể trạng tốt, thai kỳ bình thường, không có khuyến cáo nào của bác sĩ, đồng thời công việc hiện tại chỉ có mức độ nguy hại bình thường thì bạn có thể tiếp tục làm việc cho đến khi cận ngày sinh. Nhưng đừng quên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của con yêu bạn nhé!
Giao tiếp xã hội
Bất kể ai cũng có những mối quan hệ giao tiếp xã hội, điều đó chỉ ít hay nhiều mà thôi. Trong thời gian bầu bí, chị em không cần thiết phải luôn luôn mang khẩu trang khi nói chuyện với người khác tuy nhiên cần thận trọng hơn khi tiếp xúc với người lớn và trẻ nhỏ đang bị sốt cao.
Hãy nhớ rằng, các bệnh nhiễm trùng thường bị lây thông qua các giao tiếp thường ngày.
Lời khuyên:
- Không nên tham gia các hoạt động, sự kiện đông người tụ tập.
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc chuẩn bị nước rửa tay khô khi thường xuyên tiếp xúc với các dụng cụ công cộng.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và thường xuyên luyện tập để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Đi du lịch
Không có bằng chứng cho thấy việc đi du lịch trong thai kỳ gây nguy hiểm cho bà bầu.
Tuy nhiên, bạn cần đề phòng việc đi lại nếu bạn là người có thể trạng sức khỏe yếu, đã có tiền sử sinh non hoặc sẩy thai.
Cần đảm bảo bạn sẽ được chăm sóc tốt khi có chuyện bất ngờ xảy ra cho bạn và thai nhi tại nơi bạn đi du lịch.
Trong tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu không nên đi xa quá 50 km.
Lựa chọn phương tiện và tuyến đường đi hợp lý, tốt nhất nên nên đi từng đoạn ngắn thay vì chặng dài liên tục.