Vợ xúc động khi chồng vào phòng sinh cùng mình, nửa năm sau anh đưa ra tờ giấy khiến cô ngất lịm

Chương Ngọc - Ngày 30/03/2023 19:00 PM (GMT+7)

Người vợ chẳng ngờ rằng người chồng từng được coi là mẫu mực lại làm ra hành động như vậy.

Bất kỳ người phụ nữ nào sinh con xong cũng đều mong muốn nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ chồng cùng gia đình. Tuy nhiên trường hợp của cô Tiểu Như, ở Trung Quốc, thì lại không được may mắn như vậy. 

Tiểu Như từng có một mối tình thời sinh viên rất đẹp. Sau khi ra trường và có việc làm ổn định, cặp đôi quyết định về chung một nhà. Nhờ sự giúp đỡ của gia đình hai bên mà vợ chồng trẻ nhanh chóng mua được nhà riêng.

Không lâu sau, Tiểu Như có tin vui. Người vợ được chồng chăm sóc rất chu đáo, anh hy vọng Tiểu Như được khỏe mạnh để thuận lợi sinh con an toàn. Vào ngày sản phụ vượt cạn, người chồng quyết định cùng vợ vào phòng sinh để chứng kiến thời khắc quan trọng.

Khi đấy Tiểu Như và những người xung quanh đều nghĩ rằng anh chồng quả là một người đàn ông tốt, chuẩn mực, yêu vợ thương con hết lòng. Tuy nhiên, chẳng ai ngờ rằng câu chuyện về cặp đôi tưởng chừng như hạnh phúc viên mãn này lại rẽ theo hướng khác. Chưa đầy nửa năm sau khi sinh, Tiểu Như phát hiện thái độ của chồng mình rất khác.

Người chồng từng chủ động vào phòng sinh với vợ. (Ảnh minh họa)

Người chồng từng chủ động vào phòng sinh với vợ. (Ảnh minh họa)

Anh không còn mặn mà chăm sóc vợ con và cặp đôi thường xuyên cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Rồi một ngày, người chồng đưa ra tờ giấy ly hôn, yêu cầu Tiểu Như ký vào. Bà mẹ bỉm sữa nhìn thấy tờ giấy như sét đánh ngang tai, không tin vào những gì mà người chồng nói ra.

Chồng Tiểu Như cho biết: "Giờ tôi nhìn thấy cô chỉ có sự chán ghét mà thôi. Mong cô hãy giải thoát cho tôi".

Hóa ra, sau khi chứng kiến người vợ sinh con trong bộ dạng xấu xí, chồng Tiểu Như đã dần mất đi tình yêu với vợ. Hơn nữa, trong thời gian ở cữ, thân hình Tiểu Như kém thon gọn, đầu tóc không còn được chỉn chu, chưa kể tính tình cô thay đổi cáu gắt nhiều hơn. Cảm thấy mệt mỏi, chán chường và không còn yêu vợ, chồng Tiểu Như đã đòi ly hôn để giải thoát cho bản thân.

Trên thực tế, cơ thể phụ nữ sau khi sinh phải đối mặt với nhiều thay đổi, đòi hỏi mỗi người chồng cần thấu hiểu và hỗ trợ vợ nhiều hơn. Hành động của anh chồng trong câu chuyện trên đã bị dân mạng lên án mạnh mẽ khi người đàn ông này không thực sự yêu thương vợ con mình.

Người chồng đòi ly hôn vì chê vợ xấu xí sau sinh. (Ảnh minh họa)

Người chồng đòi ly hôn vì chê vợ xấu xí sau sinh. (Ảnh minh họa)

Có nên để chồng theo vợ vào phòng sinh?

Khoa sản của nhiều bệnh viện khuyến khích các ông bố vào phòng sinh để chứng kiến khoảnh khắc đứa con chào đời và để thấu hiểu hơn sự vất vả của người phụ nữ.

Viện nhân chủng học Max Planck của Đức, qua nghiên cứu về sinh học hành vi đã đi đến kết luận, trong lịch sử, không có chủng tộc nào có truyền thống đàn ông vào phòng sinh cùng với phụ nữ. Xu hướng này đã bắt đầu diễn ra ở các nước châu Âu khoảng 20 năm trở lại đây, dần dần lan rộng ra. 

Đến hiện tại, Ở Đức, Pháp, Anh, các nước Bắc Âu, Mỹ và Canada, gần 90% ông bố đồng hành cùng vợ vượt qua nỗi đau khi sinh nở. Thậm chí tại Phần Lan, đây còn là một quy định. Mặc dù sự đồng hành của chồng đang dần trở nên phổ biến ở một số quốc gia, nhưng tại nhiều nơi như Australia hay châu Á, tập quán bản địa vẫn cho rằng đàn ông nên ở ngoài, các chị em phụ nữ sẽ đồng hành cùng người vợ.

Khi cùng vợ vào phòng sinh, người chồng hiểu hơn về những khó khăn vợ phải trải qua, từ đó sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm chia sẻ công việc chăm sóc con cái với vợ, giúp sản phụ giảm bớt đau đớn sau giai đoạn "vượt cạn". Cũng nhờ đó, tình cảm vợ chồng được thắt chặt.

Nhưng ở chiều ngược lại, chứng kiến khoảnh khắc nhạy cảm có thể khiến tinh thần, thể chất của nhiều ông bố bị ảnh hưởng. Nghiên cứu của một cơ quan chăm sóc sức khỏe tại Nhật Bản đã đưa ra kết quả khảo sát, cho thấy 50% phái nam trải qua các mức độ căng thẳng tâm lý khác nhau sau khi chứng kiến quá trình sinh nở của vợ. Cá biệt có trường hợp bị rối loạn cương dương.

Một chuyên gia sản khoa người Anh sau 48 năm nghiên cứu về sản phụ khoa cho rằng việc chồng vào phòng sinh với vợ đôi khi là "một trào lưu" hơn là mang giá trị thiết thực. Chuyên gia giải thích lúc sinh nở, phụ nữ cần phải tập trung toàn lực để sinh con. 

Thêm vào đó, nhiều ông chồng quá ít kiến thức về sinh đẻ, cảm thấy bực dọc khi vợ đau đớn đến la hét, nên không ít trường hợp vợ chưa kịp đẻ đã quay ra trách móc, cãi cọ nhau.

Thêm vào đó, người cha có thể mang theo vi khuẩn, vi trùng vào phòng sinh, trong khi trẻ vừa chào đời còn non yếu, có thể nhiễm khuẩn.

Cần chuẩn bị gì nếu có kế hoạch vào phòng sinh với vợ?

Nam giới cần có sự chuẩn bị tâm lý trước khi vào phòng sinh với bà xã. Nên đọc sách báo, tìm hiểu các kiến thức về quá trình vượt cạn. Ngoài ra, cần phải điều chỉnh tâm lý của bản thân để tránh bị "sốc". Một bệnh viện ở Trung Quốc từng ghi nhận trường hợp ông chồng thấy vợ chảy nhiều máu quá đã lăn đùng ra ngất xỉu, khiến ê kíp đỡ đẻ phải nhanh chóng hỗ trợ đưa người đàn ông ra ngoài.

Trong trường hợp khác, thay vì người chồng vào phòng sinh với vợ, có thể nhờ mẹ đẻ, mẹ chồng vào phòng sinh cùng vợ, bởi đó là những người đã có kinh nghiệm vượt cạn, dễ giúp người vợ bình ổn tâm lý.

Vợ xúc động khi chồng vào phòng sinh cùng mình, nửa năm sau anh đưa ra tờ giấy khiến cô ngất lịm - 3 

Hành trình IVF của Minh Hằng: Kích được 26 trứng nhưng chỉ có 1 phôi chất lượng, mắc sai lầm phải cầu cứu bác sĩ
Mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ càng song Minh Hằng vẫn đối diện với rất nhiều điều bỡ ngỡ, không thể tưởng tượng trước.

IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm

Theo Chương Ngọc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu