Cái chết của anh khiến tôi và cả mẹ chồng đều đau đớn.
Tính tới thời điểm này đã tròn 7 năm sau ngày chồng mất đột ngột vì tai nạn. Sau ngày anh mất, tôi vẫn sống một mình thui thủi không con cái cùng với mẹ chồng già. Tôi thương bà nhưng nhiều lúc thật sự không giấu nổi nỗi cô đơn, tủi thân khi vò võ một mình.
Tôi với chồng quen nhau khi hai đứa cùng đi thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa năm lớp 10. Khi ấy, 2 đứa ngồi cùng bàn nên nhanh chóng làm quen. Dẫu cuộc thi ấy cả 2 đều không đạt thành tích gì nhưng dù ở khác trường, khác tỉnh, 2 đứa vẫn hay viết thư cho nhau lắm.
Cái chết của anh khiến tôi và cả mẹ chồng đều đau đớn. (Ảnh minh họa)
Qua những lá thư của chồng viết ngày cấp 3 tâm sự, tôi biết anh mất bố từ sớm. Anh chỉ có một mình mẹ. Do nhà một mẹ một con nên bà khá chiều chuộng con trai. May mắn anh có chí tiến thủ, chăm chỉ học hành để nên người.
Khi hai đứa học xong đại học đi làm thì anh đưa tôi về nhà ra mắt. Khỏi phải nói bà quý mến tôi lắm. Hai đứa vừa có công việc ổn định chút là bà đã giục làm đám cưới vì bảo nhà neo người quá.
Sau kết hôn, vợ chồng tôi đều làm văn phòng. Còn mẹ chồng ở nhà bán hàng rau củ và dưa cà muối. Được cái, cửa hàng của bà rất đắt khách nên bận rộn nhưng thu nhập rất khá mỗi tháng. Vì thế bà thường bảo con dâu:
“Cái cửa hàng này trước sau cũng là của vợ chồng con tiếp quản, hay là con nghỉ việc về phụ mẹ bán dưa cà, đi làm như con lương lậu cũng chẳng khá bằng”.
Nghe theo của mẹ chồng, tôi cũng nghỉ việc ở nhà phụ bà. Hàng ngày 2 mẹ con dậy từ 5h sáng đi lấy rau dưa về làm và muối. Sau đó, tôi lại phụ bà bán hàng, cơm nước hàng ngày. Được cái cuộc sống của gia đình lúc nào cũng thoải mái chi tiêu.
Đến ngày tôi mang thai nhưng chưa kịp vui mừng thì con lại bị lưu không giữ được. Vì thế vợ chồng định kế hoạch vài tháng bồi bổ, khi nào sức khỏe ổn định sẽ bầu tiếp lần 2. Nhưng chưa kịp có em bé thì chồng tôi lại bị tai nạn giao thông đột ngột rồi mất.
Cái chết của anh khiến tôi và cả mẹ chồng đều đau đớn. Nhất là mẹ chồng nhiều lần còn muốn tự tử đi theo con trai. Do đó tôi phải luôn miệng hứa:
“Dù chồng đã mất nhưng con sẽ ở đây phụng dưỡng mẹ cả đời”.
Nỗi đau mất con trai cũng dần nguôi ngoai khi bà bình tâm trở lại. Bà càng đối tốt với tôi hơn cả trước đây. Có gì bà cũng tâm sự chia sẻ, bàn bạc với con dâu. Đặc biệt xong 100 ngày con trai, mẹ chồng còn đưa ra lời đề nghị lạnh lùng rằng:
“Con trai mẹ đã mất nhưng mẹ sẽ chưa sang tên nhà cửa đất cát cho con được. Nếu con không tái giá, chịu ở lại đây chăm lo cho mẹ và hương khói cho tổ tiên, ông bà nhà này thì sau này tất cả tài sản sẽ là của con. Mẹ hứa”.
Nghe lời đề nghị của mẹ chồng mà tôi cứ không biết làm như nào. Biết con dâu khó xử, bà tiếp lời:
“Mẹ chỉ cần con ở lại đây đến khi mẹ mất đi, lúc ấy con muốn làm như nào thì làm. Hay là giờ con cứ đi trữ trứng đi để sau này vẫn có cơ hội làm mẹ được”.
Nghe lời đề nghị của mẹ chồng mà tôi không biết làm như nào. (Ảnh minh họa)
Nghe lời mẹ chồng, tôi cũng đi trữ trứng và không dám đi bước nữa suốt 7 năm sau ngày chồng mất. Có rất nhiều người đàn ông muốn đến với tôi nhưng tôi đều không dám tiếp nhận và từ chối hết. Nhưng 7 năm rồi, mẹ chồng vẫn chưa có ý sang tên dần nhà cửa đất cát cho mặc dù rất thương con dâu. Bà cứ khư khư giữ đất như vậy khiến tôi bắt đầu sốt ruột.
Thật tâm, tôi không quá màng của cải của nhà chồng nhưng năm nay cũng 33 tuổi rồi, tôi lại đã trữ đông trứng suốt 7 năm nay. Tôi sợ trữ đông trứng quá lâu sẽ làm giảm chất lượng trứng thì sau này cả đời lại lỡ dở. Chưa kể, mẹ chồng giờ già cả, lại hay nghe người ngoài khích bác, chỉ lo sợ sau này bà thay đổi ý định không cho tôi nữa, tôi lúc ấy lại không được làm mẹ thì lỡ dở cả cuộc đời. Không biết trứng đông lạnh có thể trữ 10 năm thì bị giảm chất lượng không?
Có thể trữ đông trứng 10 năm bị giảm chất lượng không?
Trữ đông trứng là kỹ thuật bảo quản trứng của phụ nữ trong ở nhiệt độ lạnh sâu, trong thời gian dài. Phương pháp này giúp bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ chưa muốn lập gia đình, người phải điều trị bệnh nền hoặc hay phải làm công việc có rủi ro cao.
Tỷ lệ thành công sau khi trữ đông trứng phụ thuộc vào tuổi. Nếu phụ nữ từ 30-34 tuổi, cơ hội sinh con với 10 quả trứng trưởng thành được trữ đông khoảng 60%. Nếu từ 38-40 tuổi, cơ hội giảm còn 35%.
Theo các chuyên gia sinh sản trứng có thể bảo quản an toàn tới 10 năm trước khi có dấu hiệu suy giảm chất lượng. Tuy nhiên trứng trữ đông vẫn cần được thụ tinh để tạo thành phôi.