Mùa đông đến, món hạt dẻ thơm phức trên đường phố hấp dẫn không ít người, đặc biệt những người trẻ rất thích ăn hạt dẻ. Hạt dẻ không những là món ăn vặt ngon miệng lại còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Các nhà khoa học y học Trung Quốc đã coi hạt dẻ là loại thuốc bổ tốt nhất giúp lợi khí, nâng cao sức khỏe lá lách, bổ thận và tăng cường thể chất. Hạt dẻ còn được coi là vua quả khô.
Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ là gì?
Chương trình nghiên cứu y học hiện đại cho biết, hạt dẻ giàu tinh bột, protein, chất béo, các axit béo không bão hòa đa, carotenoid, vitamin (như vitamin C, vitamin B1, vitamin B2), khoáng chất (phốt pho, canxi, sắt, vv) và các chất dinh dưỡng khác. Hạt dẻ có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành và loãng xương. Đây là một sản phẩm bổ dưỡng để chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Hạt dẻ chứa vitamin B2, thường có lợi cho bệnh loét miệng ở trẻ em và loét miệng ở người lớn rất khó chữa lành. Hàm lượng tinh bột của hạt dẻ cung cấp lượng calo cao, trong khi kali giúp duy trì nhịp tim bình thường, cellulose giúp tăng cường đường tiêu hóa và duy trì hệ thống bài tiết hoạt động tốt. Chất béo không bão hòa có trong hạt dẻ làm giảm cholesterol và ngăn chặn sự lắng đọng trong máu bám vào thành mạch máu, do đó duy trì tính đàn hồi và lưu thông của mạch máu.
Vị thuốc quý trong các bài thuốc dân gian
Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc sử dụng hạt dẻ như một cách để bồi bổ cơ thể sau khi ốm, mất ngủ, viêm phế quản, đau dạ dày hoặc để trừ giun sán.
- Bổ thận, mạnh gân cốt: Dùng hạt dẻ, gạo tẻ nấu thành cháo, cho thêm đường trắng, ăn mỗi ngày một lần.
- Chữa suy nhược cơ thể, tay chân đau nhức, yếu mệt: Dùng hạt dẻ khô khoảng 30 g đem nấu chín với nước, cho thêm đường đỏ, ăn một lần trước lúc ngủ.
- Trị chứng thận hư, đau nhức xương khớp ở người già: Dùng 30 g hạt dẻ tươi nướng hoặc hấp chín, ăn hai lần vào buổi sáng và tối.
- Trị hen suyễn, thận và khí hư ở người già: Dùng 60 g hạt dẻ tươi, thịt lợn nạc vừa đủ, 2-3 lát gừng tươi, hầm ăn mỗi ngày một lần.
- Trị viêm miệng - lưỡi, viêm âm nang do thiếu vitamin B2: Hạt dẻ rang chín, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 5-7 hạt.
- Trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Dùng 30 g hạt dẻ, 12 g phục linh, 10 quả táo, 60 g gạo tẻ, rửa sạch nấu thành cháo. Khi ăn, cho thêm đường trắng.
Những chú ý khi ăn hạt dẻ
- Hạt dẻ là tốt, nhưng ăn với số lượng thích hợp, mỗi lần không được ăn quá nhiều. Hàm lượng tinh bột trong hạt dẻ cao. Nếu ăn hạt dẻ như là một bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính, nhất định phải chú ý giảm thực phẩm chủ yếu, mỗi lần nên ăn vài hạt, bởi vì ăn nhiều không những vượt quá tiêu chuẩn mà còn rất dễ bị đầy bụng.
- Chọn hạt dẻ với kích thước vừa phải, không nên lựa chọn hạt dẻ đầu to. Những loại hạt đầu to, hàm lượng nước cũng rất cao, hương vị không ngon. Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Hạt dẻ nằm trong nhóm quả khô, khi bị mốc có thể gây nhiễm độc tố Afflatoxin, gây ung thư gan. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.
- Những người có dạ dày yếu không nên ăn hạt dẻ sống, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em thì không nên ăn nhiều hạt dẻ. Bởi vì năng lượng của hạt dẻ tương đối cao, người bị bệnh tiểu đường hạn chế đến mức thấp nhất, đặc biệt là không nên ăn hạt dẻ rang đường.
- Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ nên lưu ý cần rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Không nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét vì sẽ làm giảm đi hàm lượng dưỡng chất trong hạt dẻ. Để bảo quản hạt dẻ được tốt nên để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.