Bé trai 2 tuổi chảy máu não, hôn mê suốt 1 tuần sau khi ngã từ ghế xuống đất

Ngày 29/09/2019 00:14 AM (GMT+7)

Một bé trai hai tuổi đã trải qua một tuần hôn mê và chịu đựng những cơn co giật sau khi ngã ngửa ra khỏi ghế sofa ở gia đình.

Trẻ nhỏ vốn hiếu động nên đôi khi sẽ bị ngã. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan, dù trẻ không có vết thương ở bên ngoài nhưng điều này không có nghĩa trẻ an toàn. Thay vào đó nó có thể là một dấu hiệu không tốt cho thấy có sự tổn thương bên trong.

Một người mẹ sau 1 năm kể từ ngay con trai gặp tai nạn ngã khỏi ghế sofa đã quyết định chia sẻ quãng thời gian nguy hiểm và đầy khó khăn mà con trai cô đã phải trải qua.

Bé trai 2 tuổi chảy máu não, hôn mê suốt 1 tuần sau khi ngã từ ghế xuống đất - 1

Cô Lee Alexdander chia sẻ về tai nạn ngã ghế sofa của con trai với mong muốn cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý tới an toàn của trẻ.

Ngày 28/9/2018 có lẽ là ngày mà cô Lee Alexander, 35 tuổi không bao giờ có thể quên. Cô Lee cùng một người bạn vừa ra ngoài mua đồ ăn về trong khi cậu con trai Henry (2 tuổi) ngồi trên một chiếc ghế. Trong lúc người mẹ không để ý, cậu bé đã ngã ngửa ra khỏi ghế. Henry đã bất tỉnh trước khi lên cơn co giật nhiều lần trong vòng tay người mẹ.

Lee vội vã bế con ra khỏi cửa và cầu cứu. Một người hàng xóm mau chóng chạy tới và tiến hành sơ cứu. Vì nhận thấy những cơn co giật của Henry trở nên tồi tệ hơn nếu người mẹ ở trong phòng nên cô Lee buộc phải ra ngoài chờ xe cứu thương tới. Nhớ lại thời điểm hãi hùng ấy, bà mẹ 2 con nói: "Tôi ở bên ngoài nghĩ rằng Henry đã chết hoặc sắp chết.”

Bé trai 2 tuổi chảy máu não, hôn mê suốt 1 tuần sau khi ngã từ ghế xuống đất - 2

Cậu bé Henry đã bị chảy máu não nghiêm trọng sau khi ngã từ trên ghế xuống.

Khi ở Bệnh viện Addenbrookes, Cambridge, Henry được chẩn đoán bị chảy máu não nghiêm trọng do va đập mạnh. “Tôi biết khi Henry bị ngã đập đầu mà không hề sưng tấy, đó không phải là dấu hiệu tốt vì vết bầm sẽ xuất hiện ngay lập tức và nếu điều đó không xảy ra có nghĩa là nó đã đi vào bên trong và gây áp lực lên não”, người mẹ chia sẻ.

Sau ca phẫu thuật 4 tiếng đồng hồ, bác sĩ thông báo với cô Lee rằng con trai cô có thể giữ mạng sống nhưng đã bị biến chứng nghiêm trọng, cậu bé sẽ hôn mê một thời gian để cho não có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.

Cậu bé Henry đã hôn mêm suốt 1 tuần và khi tỉnh lại, cậu bé giống như chào đời một lần nữa vì không thể sinh hoạt bình thường. Những người thân bắt đầu dạy em mọi thứ em từng biết một lần nữa. "Thằng bé giống như một đứa trẻ mới chào đời, nó không thể làm bất cứ điều gì", cô Alexander nói. “ Con trai tôi không thể nói chuyện và cũng không thể nhìn thấy bất cứ điều gì.”

Bé trai 2 tuổi chảy máu não, hôn mê suốt 1 tuần sau khi ngã từ ghế xuống đất - 3

Sau 1 năm điều trị, Henry đã dần hồi phục như trước.

Sau 1 năm điều trị và thực hiện phục hồi, Henry giờ đã phục hồi đáng kể. “Nhìn thằng bé bây giờ giống như chưa từng xảy ra chuyện kinh khủng đó”, cô Lee nói. “Thằng bé trông giống như bất kỳ đứa trẻ hai tuổi nào khác. Nó có thể làm mọi thứ như trước đây”.

Mặc dù may mắn sống sót và khỏe mạnh trở lại nhưng các bác sĩ cũng cảnh báo Henry có thể gặp một số vấn đề như ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) hoặc tự kỷ khi lớn lên vì chấn thương kéo dài và một phần não bị tổn thương.

Những dấu hiệu cần lưu ý khi trẻ bị ngã 

Việc trẻ dễ bị va đập hay vấp ngã là do tỷ lệ cơ thể chưa cân đối, phần đầu lớn hơn dễ khiến bé mất thăng bằng.  Mức độ nguy hiểm mẹ nên biết để đưa bé tới gặp bác sĩ kịp thời

Mức độ 1: Sau khi ngã, bé nôn ói (có thể do quá sợ hãi, đau đớn) nhưng tinh thần vẫn thoải mái, có ý thức. Ở mức độ này mẹ không cần lo lắng quá nhiều vì không có tổn hại tới sức khỏe của trẻ.

Mức độ 2: Nếu thấy trẻ cáu giận, hay khóc, bỏ ăn, thường xuyên kêu đau đầu kèm hiện tượng nôn mửa, máu chảy qua đường tai hoặc mũi mẹ nên đưa bé tới bệnh viện ngay.

Mức độ 3: Trẻ ý thức chậm hơn trước, mất tập trung, nói lắp, nôn mửa… thì rất có thể não bộ bị tổn thương. Mẹ đừng chủ quan xem nhẹ mối nguy hiểm mà hãy đưa bé tới gặp bác sĩ.

Một vài trường hợp, trẻ vấp ngã đập đầu xuống đất bị chấn thương sọ não nhưng chưa có biểu hiện bất thường khi thăm khám. Bác sĩ sẽ cho bé về nhà theo dõi trong vài ngày sau đó tái khám. Nếu trong thời gian theo dõi trẻ không có biểu hiện bất thường thì về lâu dài sức khỏe không có gì đáng lo ngại.

Phòng ngừa té ngã cho trẻ

- Phải luôn có người quan sát trẻ nhỏ.

- Đặt trẻ nhỏ trong cũi gỗ nếu không có người trông coi.

- Rào hoặc có thanh bảo vệ ở cầu thang, cửa sổ, ban công (chiều cao rào tối thiểu 75cm, song dọc, khoảng cách giữa các song không quá 15cm).

- Có đủ ánh sáng để dễ quan sát ở bậc thềm, cầu thang.

- Dạy trẻ không xô đẩy, không leo trèo

.- Nếu trẻ đã biết lật, bò, đi, ngồi thì không nên để trẻ 1 mình trên võng, giường.

- Không để trẻ đứng trên ghế hoặc vật không vững.

- Không để sàn nhà trơn trượt, ẩm ướt.

- Không để đồ chơi xa tầm với của trẻ.

- Không có hành động chơi đùa nguy hiểm như xốc ngược, tung trẻ.

- Không để trẻ < 10 tuổi trông em < 3 tuổi.

Bé gái 4 tuổi bị xuất huyết não sau khi ngã, cảnh giác khi trẻ có dấu hiệu này
Trẻ em té ngã là chuyện bình thường, tuy nhiên bác sĩ cảnh báo cha mẹ cần phải chú ý quan sát sau khi trẻ bị té ngã, bởi sau khi trẻ bị ngã rất có thể...
Hoàng Dương (Dịch từ Daily Mail)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai nạn trẻ em