Trẻ em té ngã là chuyện bình thường, tuy nhiên bác sĩ cảnh báo cha mẹ cần phải chú ý quan sát sau khi trẻ bị té ngã, bởi sau khi trẻ bị ngã rất có thể sẽ tiềm ẩn những nguy hiểm đối với sức khỏe.
Hiểu Hiểu năm nay mới 4 tuổi, nhà ở Đông Quan (Trung Quốc). Vào buổi tối ngày 11/8, khi đang ở trong nhà chơi, cô bé không cẩn thận nên bị té ngã, đầu phía bên trái va xuống sàn nhà. Lúc này, người nhà kiểm tra thì không thấy đầu bị sưng, cũng không có chảy máu, thần trí cô bé cũng rất tỉnh táo. Mặc dù có chút đau đầu, nhưng không có biểu hiện bất thường nào khác. Do đó, gia đình đã không đưa Hiểu Hiểu đến đệnh viện.
Trải qua một đêm, tình trạng của Hiểu Hiểu biến đổi nhanh chóng, cô bé đã nôn ói 8 lần, lúc này gia đình mới đưa Hiểu Hiểu đến bệnh viện ở gần nhà. Chụp CT đầu, bác sĩ kiểm tra phát hiện có một khối máu tụ ngoài màng cứng ở vùng chẩm phía trước bên trái. Sau đó gia đình chuyển cô bé đến Khoa Thần kinh của Bệnh viện nhân dân thành phố Quan Đông.
Sau khi kiểm tra bác sĩ phát hiện Hiểu Hiểu bị tụ máu ngoài màng cứng.
Bác sĩ Trần Vĩ Hiên, phó Khoa ngoại Thần kinh của Bênh viện nhân dân thành phố, người trực tiếp chẩn đoán cho Hiểu Hiểu nói, khi đến bệnh viện cô bé trong trạng thái buồn ngủ, tinh thần cũng có chút mệt mỏi, kiểm tra năng lực định hướng, tính toán và trí nhớ đều bình thường. Không có vết thương ngoài da nơi vị trí đầu đập xuống sàn, chỉ là khi chạm vào sẽ cảm thấy đau, và kết quả kiểm tra các bộ phận khác của cơ thể đều bình thường.
Vào lúc 17h15 ngày 12/8, tình trạng của trẻ xấu đi và xuất hiện một biểu hiện bất thường. CT sọ não cho thấy, đường trung tuyến não có sự thay đổi, chảy lượng lớn máu so với trước khi nhập viện, kiến nghị phải phẫu thuật điều trị.
Sau 4 tiếng phẫu thuật, bác sĩ lấy ra 33ml máu tụ trong não của Hiểu Hiểu.
Lúc 20h25, đứa trẻ được đưa vào phòng mổ. Bác sĩ đã tiến hành lấy 33ml máu bị tụ ở ngoài màng cứng của não. Toàn bộ hoạt động kéo dài gần 4 giờ và quá trình diễn ra suôn sẻ. Vào ngày 24/8, Hiểu Hiểu đã hồi phục tốt và chính thức được xuất viện. Tuy nhiên, cô bé vẫn phải đến bệnh viện thường xuyên để kiểm tra.
Bệnh tụ máu ngoài màng cứng là gì?
Tụ máu ngoài màng cứng là tình trạng máu chảy ngoài màng cứng của não. Máu tụ ngoài ở khoang ảo của màng cứng và xương sọ.
Những dấu hiệu và triệu chứng tụ máu ngoài màng cứng là gì?
Khi bị chấn thương đầu, bạn có thể bị mất ý thức tại thời điểm đó, nhưng tình trạng này không phổ biến.
Triệu chứng phổ biến nhất là người bệnh bị mất ý thức tại thời điểm chấn thương và tỉnh lại bình thường. Sau đó, các triệu chứng xấu đi và người bệnh lại mất ý thức một lần nữa. Lúc này, máu tụ đã hình thành ở ngoài màng cứng. Tuy nhiên, không phải tất cả người bị chấn thương đầu đều có triệu chứng này.
Nếu bạn không bị mất ý thức hoặc tỉnh lại sau chấn thương, bạn có thể cảm thấy các triệu chứng sau:
- Buồn ngủ hoặc nhức đầu dữ dội;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Bối rối;
- Yếu một cánh tay/chân ở một bên cơ thể;
- Khó nói chuyện;
- Co giật (không phổ biến);
Sau một thời gian, bệnh tiến triển nặng hơn và người bệnh sẽ dần mất ý thức.
Tụ máu ngoài màng cứng nên làm như thế nào?
Nếu xét nghiệm chứng minh là xuất huyết ngoài màng cứng, khi khối máu tụ đạt đến một mức độ nén nhất định của não hoặc các cấu trúc quan trọng, cần phải phẫu thuật khẩn cấp để loại bỏ cục máu đông. Nếu phẫu thuật kịp thời, hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn sau một thời gian. Sau 6 tháng khởi phát, người lớn có thể phục hồi hầu hết các chức năng sinh lý bình thường. Ở trẻ em bị chấn thương não, thời gian phục hồi ngắn hơn và tình trạng có thể được cải thiện đều đặn.
Trẻ rất dễ bị té ngã nên cha mẹ nên quan sát thật kỹ tình trạng của trẻ sau khi bị ngã
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ không thể tránh khỏi những va chạm, và đôi khi nó sẽ đập vào đầu. Vào thời điểm này, nếu cha mẹ không nhìn thấy hoặc chấn thương là nhỏ nên thường bỏ qua, nhưng nó có thể gây ra một thảm họa lớn. Bác sĩ nhắc nhở rằng khối máu tụ ngoài màng cứng dễ bị bỏ qua và có thể bị chẩn đoán nhầm ngay cả trong bệnh viện.
Tình trạng phổ biến nhất là bệnh nhân đã bị thương, hôn mê ngắn và ngay lập tức tỉnh lại. Gửi đến bệnh viện, bác sĩ thấy rằng cử động tay chân của bệnh nhân, biểu hiện lời nói không có vấn đề gì, sau đó sẽ kê thuốc để cho bệnh nhân về nhà. Kết quả là sau khi trở về nhà, bệnh nhân ngủ thiếp đi vào ban đêm và thực sự hôn mê. Mọi người đều nghĩ rằng người bệnh đã ngủ, và khi phát hiện ra thì người bệnh đã tử vong.