Bé 3 tuổi tắc thở, tím tái cả người vì món đồ chơi nhiều trẻ mê mẩn

Ngày 02/03/2020 15:00 PM (GMT+7)

Các bác sĩ Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa nội soi phế quản gắp thành công phần còi của chiếc kèn đồ chơi trong phế quản bé trai Nguyễn. M.Q (3 tuổi , Sóc Sơn, Hà Nội).

Bé 3 tuổi tắc thở, tím tái cả người vì món đồ chơi nhiều trẻ mê mẩn - 1

Ảnh minh hoạ: Internet

Các bác sĩ Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa nội soi phế quản gắp thành công phần còi của chiếc kèn đồ chơi trong phế quản bé trai Nguyễn. M.Q (3 tuổi , Sóc Sơn, Hà Nội). Theo người nhà bệnh nhân, sự cố xảy ra tối ngày 26/2, khi bé M.Q lấy chiếc kèn nhựa đồ chơi ngậm thổi thì bị ho sặc sụa.

Sau tai nạn, bé thở rít, tím tái, kèm theo khí thở có tiếng kèn kêu, bé được người nhà vội đưa đến bệnh viện Bắc Thăng Long (Hà Nội) khám. Tại đây, qua chụp CT phổi các bác sỹ nghi ngờ dị vật nằm ở phế quản gốc trái của bé M.Q, tối cùng ngày bé được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi và tiếp tục điều trị.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định nội soi phế quản lấy dị vật ra khỏi đường thở của bé M. Q chiều ngày 28/2. Sau khoảng 30 phút làm thủ thuật, ThS. Phùng Đăng Việt cùng kíp nội soi đã lấy được dị vật là phần còi của chiếc kèn đồ chơi dài 1,5 cm nằm trong phế quản gốc trái của bé M.Q.

Rất may, phần còi của chiếc kèn nhựa được lấy ra kịp thời nên không nguy hại đến tính mạng của bé. Hiện sức khỏe bé M.Q đã ổn định và sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới.

Bé 3 tuổi tắc thở, tím tái cả người vì món đồ chơi nhiều trẻ mê mẩn - 2

  Dị vật từ chiếc kèn đồ chơi được các bác sĩ BV Nhi TƯ gắp ra từ phế quản bệnh nhi MQ

Kèn đồ chơi là vật thường xuyên xuất hiện trong đồ chơi trẻ em, nhất là những đồ chơi nhựa hoặc cao su có xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài việc những sản phẩm nhựa này có tính chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì nguy cơ trẻ nuốt, sặc những vật thể lạ, nhỏ là rất cao.

BSCK II. Lê Thanh Chương – Trưởng Khoa Hồi sức hô hấp – Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trường hợp hóc dị vật trong phế quản của bé M.Q không phải là hy hữu. Mỗi năm tại Bệnh viện Nhi Trung ương thường xuyên tiếp nhận và xử trí khoảng 50 trường hợp các trẻ nhỏ dị vật đường thở các loại. Dị vật thường là hạt thực vật (lạc, na, hướng dương, ngô…) hoặc hóc thạch, hoặc đồ chơi (hạt vòng, đèn nhỏ, còi nhỏ, lò xo…)

Bé 16 tháng tuổi suýt chết vì bị hóc xương cá khi ăn cháo
Trong lúc người nhà cho ăn cháo cá, bé B. bị ho sặc sụa, sau đó người tím tái và thở khó, nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Hoà Thuận
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ hóc dị vật